Làm thế nào để nhận biết viêm mũi cấp tính ở trẻ?
Các triệu chứng thường xuất hiện khi bị viêm mũi cấp tính như: Chảy mũi nhiều, hắt hơi… Nói chung tùy từng giai đoạn bệnh sẽ có những dấu hiệu khác nhau cũng như tình trạng niêm mạc của mũi. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết viêm mũi cấp tính theo từng giai đoạn để bạn có thể tham khảo và kịp thời chữa trị.
- Những nguyên nhân nào gây nên viêm mũi ở trẻ?
- Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết mà mẹ nên biết
- Bệnh viêm mũi và dấu hiệu nhận biết viêm mũi ở trẻ
Viêm mũi cấp tính giai đoạn 1
Trong thời kỳ đầu của viêm mũi cấp tính, bệnh không có rối loạn gì nghiêm trọng về toàn thân. Một số dấu hiệu của giai đọan này chủ yếu là: Hắt hơi, nóng rát, nhức họng hoặc chủ yếu ở mũi họng. Có thể thêm tình trạng khàn tiếng, sốt nhẹ.
Dấu hiệu nhận biết viêm mũi cấp tính giai đoạn này chủ yếu nữa là cảm giác khô họng, mũi, niêm mạc nề đỏ, khô.
>>Hãy truy cập vào chuyên mục mẹ và bé để biết thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe của trẻ nhỏ và phụ nữ.
Viêm mũi cấp tính giai đoạn 2
Sau một vài ngày hoặc giờ tình trạng lâm sàng của viêm mũi cấp tính sẽ thay đổi và chuyển sang giai đoạn hai. Lúc này người bệnh sẽ giảm phù nề niêm mạc, nhưng lại bắt đầu xuất hịnh nhiều niêm dịch làm bệnh nhân thấy dễ chịu hơn.
Viêm mũi cấp tính giai đoạn 3
Sau giai đoạn dịch xuất tiết sẽ chuyển thành niêm dịch mủ do thành phần biểu mô và mạch cầu thoái hóa. Lâu dần, số lượng tiết dịch sẽ giảm dần, viêm niêm mạc được thoái lui, sau 7 – 10 ngày là có thể hoàn toàn hồi phục.
Tuy nhiên đối với những người rơi vào tình trạng teo niêm mạc mũi có thể không ngạt mũi, giai đoạn cấp tính sẽ ngắn hơn, sau đó có thể tăng cảm giác khô, kích thích niêm mạc mũi trong thời gian khá dài. Còn với người có tình trạng quá phát niêm mạc mũi, biểu hiện phù nề và xuất tiết niêm mạc sẽ nhiều hơn.
Ngoài ra trong giai đoạn đầu của bệnh lý viêm mũi cấp tính, người bệnh có cảm giác nặng đầu, khó tập trung tư tường và đầu óc. Mặt khác tình trạng phù nề niêm mạc thay đổi làm đổi giọng nói, ngửi kém bởi ngạt mũi gây ra hoặc tình trạng viêm lan vào khứu giác.
Tình trạng này kéo dài làm xuất hiện đau vùng trán, ổ mắt do sự xuất hiện của viêm xoang, xuất tiết mũi khiến da vùng cửa mũi đỏ và dễ phù nề, xuất hiện những vết nứt nhỏ. Tình trạng này kéo dài cũng hay gặp phải viêm kết mạc do viêm nhiễm lan sang đường dẫn lệ và viêm tai giữa do lan qua vòi tai.
Viêm mũi cấp tính ở trẻ
Viêm mũi cấp tính ở trẻ dễ gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng hơn và thường bị ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Do những tháng đầu, cấu trúc của, đặc điểm, chức năng của hệ thần kinh trung ương trẻ còn non yếu.
Sự thích nghi với những thay đổi của môi trường bên ngoài của trẻ kém hơn người lớn nên rất dễ bị nhiễm bệnh. Các hốc mũi của trẻ thường khá nhỏ, chỉ cần phù nề một chút cũng khiến trẻ ngạt mũi chính vì vậy khi trẻ bị viêm mũi cấp tính có thể rối loạn nhịp thở, bú khó.
Viêm mũi cấp tính còn làm trẻ gầy hơn, hay quấy khóc, ngủ ít, hay bị sốt. Tình trạng viêm mũi ở trẻ rất dễ lan sang hàm ếch, thanh khí quản, phế quản phổi, tai giữa. Chính vì vậy khi có những triệu chứng trên các bậc cha mẹ cần sớm đưa con đến các cơ sở Y tế để kịp thời khám chữa và điều trị.
Thanh Hiên: Ytevietnam.edu.vn