Loạn thị ở trẻ nhỏ dễ gây mù

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Loạn thị ở trẻ là một trong những chứng bệnh thường gặp ở lứa tuổi học đường, nhưng cũng có thể gặp ở những trẻ mới sinh. Loạn thị tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ra những bất tiện trong cuộc sống, sinh hoạt và vui chơi của bé.

Loạn thị là một tật khúc xạ ở trẻ
Loạn thị là một tật khúc xạ ở trẻ

Nguyên nhân gây loạn thị ở trẻ em?

Loạn thị ở trẻ em là một bệnh về mắt khá phổ biến, với rất nhiều nguyên nhân gây nên khác nhau, có thể do bề mặt võng mạc không đều hoặc do thủy tinh thể của trẻ có vấn đề.

Thường thì những tật khúc xạ ở trẻ thường là do di truyền và bẩm sinh, không liên quan đến mức độ sử dụng mắt của trẻ.

Song cũng có những trẻ do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn khiến bé bị loạn thị. Thêm nữa có thể do bé thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử như ti vi, điện thoại, máy tính bảng với thời gian dài, làm giảm thị lực của mắt.

Với những nguyên nhân trên, có trường hợp có thể tránh được, có những trường hợp thì không, vì vậy, để trẻ không bị loạn thị thì nên có sự chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé từ A đến Z.

Trẻ thường bị đau mắt, mỏi mắt khi bị loạn thị
Trẻ thường bị đau mắt, mỏi mắt khi bị loạn thị

Các triệu chứng loạn thị ở trẻ

Để điều trị sớm và phòng ngừa những biến chứng của bệnh loạn thị ở trẻ, mẹ nên hiểu về những triệu chứng loạn thị sau:

Nếu trẻ nhìn hình ảnh và vật bị biến dạng, không đúng với hình dạng nguyên bản thì bạn nên cẩn trọng.

Nếu trẻ thấy hình ảnh nhìn thấy dù xa hay gần đều bị mờ, thì rất có thể trẻ đã bị loạn thị.

Ở các trẻ bị tật khúc xạ sẽ thường bị mỏi mắt, nhức đầu, đặc biệt là những vùng trán và thái dương.

Nếu bạn thấy trẻ nhìn mà nheo mắt, đôi khi phải chảy nước mắt, cảm thấy khó chịu thì bạn nên có ngay những phương pháp điều trị cho bé.

Các triệu chứng của loạn thị đôi khi rõ rệt, nhưng đôi khi sẽ không có triệu chứng. Vì vậy, mẹ phải thường xuyên cho bé đi khám Bác sĩ nhãn khoa định kỳ để tránh những tác hại đến thị giác của bé.

Loạn thị cần được điều trị kịp thời
Loạn thị cần được điều trị kịp thời

Hệ quả và cách phòng tránh loạn thị ở trẻ

Loạn thị ở trẻ, nếu không được điều trị dứt điểm thì trẻ rất dễ bị nhược thị, lé mắt thậm chí có tình trạng mù lòa khi kết hợp với các tật khúc xạ khác, đồng thời cũng do mắt của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.

Với tình trạng loạn thị, thì sẽ được Bác sĩ chỉ định phẫu thuật khúc xạ, nhưng chỉ áp dụng được với trẻ trên 18 tuổi, còn nếu trẻ quá nhỏ tuổi mà phải mổ thì độ rủi ro sẽ tăng lên.

Còn nếu trẻ dưới 10 tuổi mà bị loạn thì thì biến chứng sẽ bị tăng lên.

Bởi vậy, nếu trẻ còn nhỏ thì bố mẹ phải thường xuyên theo dõi tình hình mắt của trẻ để cho bé đi khám, cắt kính và  đeo kính theo đúng độ loạn thị.

Đồng thời, phối hợp thời gian chơi và học cho phù hợp để không làm ảnh hưởng đến thị giác của bé.

Nhưng quan trọng hơn là chế độ dinh dưỡng của bé phải hợp lý, giàu chất xơ và các vi chất tốt cho sự phát triển của mắt, giúp mắt bé luôn khỏe mạnh.

Loạn thị ở trẻ là một trong những tật khúc xạ gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và học tập của trẻ. Vì vậy, các mẹ nên có những biện pháp phòng tránh cũng như điều trị kịp thời để hạn chế thấp nhất những tác hại xảy ra đối với bé.

 Đào Trịnh –  ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới