Lọc máu hiện đại – cánh cửa cứu sống cho những bệnh nhân hồi sức
Mới đây nhất một công trình nghiên cứu được vinh danh được nhận giải thưởng nhà nước về khoa học xã hội và Công nghệ năm 2016 của tập thể các Bác sĩ đến từ các Bệnh viện lớn trong cả nước.
- Bác sĩ nói gì về loại ma túy mới – tem giấy?
- Bác sỹ Phạm Minh Thông – người “vá mạch não” đầu tiên ở Việt Nam
- Tiêu chuẩn bổ nhiệm Giám đốc bệnh viện có nhất thiết phải tiến sĩ?
Kỹ thuật lọc máu hiện đại cánh cửa cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Trong đó tác giả cụm công trình trên là GS, BS Nguyễn Gia Bình – Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai đã mở một cánh cửa giúp cho nhiều bệnh nhân cứu sống nhờ kỹ thuật lọc máu hiện đại.
Xuất phát từ tình hình bệnh tật thực tế cho thấy, Bác sĩ Nguyễn Gia Bình phải chứng kiến nhiều bệnh nhân nặng dẫn đến tử vong. Vì vậy bác sĩ Nhàn cũng như tập thể các bác sỹ trong khoa hồi sức cấp cứu chỉ đau đáu một nỗi niêm là làm thế nào để giảm tỷ lệ tử vong xuống.
Có hơn 9000 người đang được sử dụng ứng dụng từ công trình.
Cho đến nay, đã có hơn 9,200 người bệnh đang được thừa hưởng ứng dụng từ công trình nghiên cứu. Dựa trên đó cho thấy kết quả tử vong giảm một nửa so với các kĩ thuật lọc mấu trước đó. Công trình đang được ứng dụng tại 11 cơ sở trên cả nước.
Thông qua con số trên bác sĩ Bình cũng cho biết nhờ lọc máu mà có thêm hơn 2000 bệnh nhân chiếm 20% bệnh nhân được cứu sống tai Việt Nam. Đồng thời hạn chế được bệnh nhân phải chuyển sang các nước để điều trị và tiết kiệm được nguồn tài chính cho cả nhà nước cũng như người bệnh.
Bs Nguyễn Gia Bình với phương pháp kĩ thuật lọc máu hiện đại.
Cứu sống bệnh nhân thoát cửa tử.
Bác sĩ Bình cũng đơn cử những tình trạng bệnh nhân bị viêm cấp tụy, nếu như trước đây thì tỷ lệ tử vong của phương pháp điều trị truyền thống là 50% tức là cứ 10 người thì cứu chữa được 5 người. Tuy nhiên từ khi ứng dụng kĩ thuật lọc máu hiện đại tỷ lệ cứu sống tăng cao rõ rệt cứ 10 bệnh nhân thì có tới 9 bệnh nhân được cứu sống.
Hay như với bệnh viêm tụy cấp nặng tỷ lệ tử vong theo như Bác sĩ còn giảm 16% so với trước năm 2008 là 52%. Sốc với nhiễm khuẩn tỷ lệ tử vong còn 49% so với trước năm 2008 là 72%. Suy đa tạng tỉ lệ tử vong còn 67% so với năm 2008 là 87%. Đặc biệt phương pháp này còn cứu sống bệnh nhân suy 5-6 tạng mà trước đó các phương pháp truyền thống phải bó tay.
Đưa kỹ thuật lọc máu mở rộng ra cả nước.
Không những thế, kết quả của đề tài nghiên cứu này còn là cơ sở khoa học để mở rộng ứng dụng cho các bệnh lý nặng tiếp theo trong phương pháp cấp cứu điều trị các loại bệnh khác liên quan đến nhiễm trùng máu hoặc điều trị cac bệnh sốt xuất huyết nặng và các bệnh sởi có biến chứng hô hấp nặng, dịch chân tay miệng, Ebola…
Với những ưu điểm và những thành tựu đã đạt được, bác sĩ cũng cho rằng cần triển khai mô hình nhân rộng ra các bệnh viện tuyến dưới trong điều trị hộ trợ các bệnh nhân mắc phải các bệnh trầm trọng.
Lam hạ: ytevietnam.edu.vn