Lý do cần quản lý hồ sơ người bệnh?
Trong tháng 3 vừa qua, Hà Nội triển khai thí điểm việc lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân cho người dân với mục tiêu Hà Nội sẽ hoàn thành việc khám sức khỏe lần đầu và lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân cho tất cả người dân trước tháng 9.
- Bác sĩ giàu chưa chắc đã là Bác sĩ giỏi?
- Công chức viên chức Y tế Bệnh viện được nghỉ 4 ngày dịp 30-4
- Gái ngành y miễn nhiễm với thị phi xã hội
Lý do cần quản lý hồ sơ người bệnh?
Hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân như thế nào?
Việc thiết lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân là bước đầu để thực hiện chăm sức khỏe và phát hiện sớm bệnh tật gắn với mục tiêu bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân và chăm sóc sức khỏe toàn dân là rất cần thiết. Đây là bước đầu trong việc nâng cao sức khỏe người dân mặc dù kế hoạch này đã từng thực hiện tại tại trạm y tế cấp xã, y tế cơ quan, xí nghiệp, trường học.
Theo Chủ tịch HĐQT Bệnh viện YHCT Trường Giang – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, hồ sơ quản lý sức khỏe bao gồm các thông tin chung về cá nhân và một số thông tin tiền sử sức khỏe cơ bản, bệnh tật phù hợp nhóm đối tượng chia theo độ tuổi: Người cao tuổi (từ 60 tuổi); Người trưởng thành (18 – 59 tuổi); Độ tuổi học đường (6 – 18 tuổi); Trẻ em dưới 5 tuổi và Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 – 49 tuổi). Một lợi thế cho người bệnh khi thực hiện quản lý sức khỏe cá nhân đó là là một phần của gói dịch vụ y tế cơ bản do BHYT chi trả.
Người dân hay bác sĩ hưởng lợi từ hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân?
Với người dân, khi đi khám chữa bệnh các thông tin khám sẽ được dịch chuyển suốt trong hệ thống y tế, đồng thời việc lập hồ sơ, khám sức khỏe góp phần có thể tự theo dõi, chăm sóc sức khỏe ban đầu, được tư vấn sức khỏe, được điều trị hoặc được tư vấn điều trị phù hợp khi có bệnh. Mặt khác, các thông tin này được cung cấp đến các bác sĩ chuyên khoa, thầy thuốc khi đi khám lại giúp các bác sĩ nhanh chóng tìm ra đc tiền sử bệnh của bệnh nhân giúp cho việc chẩn đoán và điều trị diễn ra thuận lợi hơn. Đặc biệt đối với những bệnh nhân có thói quen khám định kỳ có thể giảm bớt chi phí của mỗi người dân cho việc khám chữa bệnh.
Lợi ích cho người dân từ hồ sơ quản lý sức khỏe
Việc tạo hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân lợi người bệnh mà đối với các bác sĩ chẩn đoán chính xác, phối hợp điều trị thống nhất, hiệu quả điều trị sẽ cao hơn khi được phát hiện sớm và giải quyết sớm ngay tại tuyến khám chữa bệnh ban đầu, hạn chế biến chứng và diễn biến bệnh tật nặng, giúp giảm quá tải bệnh viện. Theo các bác sĩ tại nhiều bệnh viện cho rằng, việc lập hồ sơ theo dõi sức khỏe giảm được phiền hà cho người bệnh và thuận lợi cho y bác sĩ. Nhờ việc lập hồ sơ, các y, bác sĩ sẽ nắm được thông tin chỉ số sức khỏe cơ bản, tiền sử bệnh tật, từ đó hướng dẫn, tư vấn, định hướng phương pháp điều trị và chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất đối với từng người bệnh. Ngoài ra, việc tổng hợp và phân tích dữ liệu thông tin quản lý sức khỏe giúp việc hoạch định chính sách đối với ngành y tế cũng tốt hơn vì có những bằng chứng về thực tiễn.
Có thể nói việc thiết lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân có ý nghĩa trong việc chăm sóc sức khỏe người dân và còn có ý nghĩa trong việc tạo thuận lợi cho các bác sĩ tìm ra phương pháp điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả.
Bích Nhuần – Ytevietnam.edu.vn