“Mã Đề” tiên dược trong Đông Y
Theo Đông Y, mã đề vị ngọt, tính lạnh, tác dụng mát máu, khử nhiệt, ngưng cháy máu cam, tiểu tắc nghẽn, làm sáng mắt, thông mồ hôi, làm sạch phong nhiệt tại gan, phổi, chữa chứng thấp nhiệt ở bàng quang, lợi tiểu tiện mà không chạy khí, khiến cường âm tích tinh, có thể dùng tất cả các bộ phận của cây Mã đề để dùng làm thuốc.
- Cách tự điều trị đau vai gáy không dùng thuốc
- Lá hẹ có công dụng kỳ lạ trong Nam Dược
- Công dụng tuyệt vời của trà hoa cúc
“Mã Đề” tiên dược trong Đông Y
Theo Tây Y các thử nghiệm cho thấy, Mã đề (đặc biệt là phần lá) có tác dụng lợi tiểu, tăng thải trừ urê, axit uric và muối trong nước tiểu. Do đó, có thể dùng mã đề điều trị bệnh tăng huyết áp, bên cạnh các thuốc đặc hiệu. Hạt Mã đề được sử dụng trong một số bài thuốc hiệu quả chữa sỏi đường tiết niệu. Các nghiên cứu cũng cho thấy, chất polysacharid trong hạt Mã đề có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón mạn tính. Dưới đây là một số tác dụng chính và những bài thuốc từ cây mã đề.
Mã đề có tác dụng thanh nhiệt
Tác dụng của Mã Đề được biết đến nhiều nhất là tác dụng điều trị chứng nóng gan mật và người nổi mụn la do nhiệt lâu ngày trong cơ thể tích tụ lại.Cách chữa chứng này thì lấy một nắm mã đề tươi rửa sạch, nấu với một miếng gan lợn to bằng bàn tay -hai thứ thái nhỏ, cho mắm muối vừa ăn để dùng vào buổi cơm trưa dùng liên tục 6 – 7 ngày sẽ khỏi. Có thể lấy một ít rau mã đề tươi giã nát nhuyễn đắp vào nơi có mụn, lấy băng dính lại. Khi dùng thức ăn này cần kiêng các thuốc cay nóng, không uống rượu, cà phê.
Mã đề có tác dụng thanh nhiệt
Bài thuốc y học cổ truyền thứ hai là bài thuốc chữa chứng phổi nóng ho dai dẳng: Theo “Dã thái trị bách bệnh dân gian liệu pháp” có ghi cách chữa này: Lấy khoảng 20g -50g (một nắm) rau mã đề tươi rửa sạch cho vào siêu (đổ nước nửa nồi sắc nhỏ lửa lấy 1 bát) sắc kỹ, chia làm 3 lần uống hết trong ngày -cách 3 giờ uống một lần nhớ uống nóng. Chữa chảy máu cam: Hái một nắm lá rau mã đề tươi, rửa sạch, giã nát, tẩm thêm ít nước, vắt lấy nước cất uống. Người bệnh nằm yên trên giường gối cao đầu -còn bã mã đề đắp lên trán – nếu chảy máu nhiều cần lấy bông sạch nút mũi bên chảy – uống chừng vài ngày như vậy sẽ khỏi.
Mã đề chữa các bệnh về thận và đường tiết niệu
Tác dụng của Mã Đề từ lâu đã được dân gian sử dụng khi người bệnh có biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, đái máu, …bài thuốc đầu tiên trị viêm cầu thận cấp tính: Mã đề 16g, ma hoàng 12g, thạch cao làm thuốc 20g, mộc thong 8g, bạch truật 12g, gừng 6g, đại táo 12g, quế chi 6g và cam thảo 6g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
Mã đề chữa các bệnh về thận, đường tiết niệu
Trị viêm đường tiết nệu cấp: 20g mã đề, 15g bồ công anh, 15g hoàng cầm, 15g chi tử (dành dành), 20g kim tiền thảo, 20g cỏ nhọ nồi, 15g ích mẫu, 30g rễ cỏ tranh và 6g cam thảo. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, liên tục trong 10 ngày.
Trị sỏi đường tiết niệu: Mã đề 20g, rễ cỏ tranh 20g, và kim tiền thảo 30g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang hoặc hãm uống giống trà nhiều lần trong ngày. Tham khảo thêm cách chữa bằng Kim tiền thảo.
Trị chứng tiểu ra máu, cơ thể nhiệt ở người già: Hạt mã đề giã nát, dùng khăn vải sạch bọc vào, cho vào 2 bát nước sắc còn một bát, bỏ bã, cho vào nước ấy 3 vốc hột kê nấu thành cháo ăn lúc đói. Ăn nhiều có tác dụng làm mát người, giúp mắt sáng.
Lưu ý khi sử dụng mã đề
Mã đề tuy tốt có nhiều công dụng trong chữa bệnh nhưng phụ nữ mang thai dùng cần phải thận trọng. Người già đái đêm nhiều, thận kém không nên dùng. Khi sử dụng mã đề chú ý kiêng chất kích thích, gây nóng như rượu, bia, cà phê, các loại gia vị nóng.
Ngọc Mai – ytevietnam.edu.vn