Nguy hại khôn lường khi thai phụ mắc bệnh sùi mào gà
Sùi mào gà là bệnh lý có quá trình lây nhiễm rất cao, ai cũng có thể mắc phải, chị em phụ nữ mang thai cũng không thể tránh khỏi. Nhiều chị em phát hiện đang mắc sùi mào gà khi mang thai vào những tháng thứ 2, thứ 4. Chị em lo lắng không biết mắc sùi mào gà khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
- Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sùi mào gà
- Dấu hiệu của bệnh sùi mào gà ở miệng và cách điều trị hiệu quả
- 7 thực phẩm dinh dưỡng cần thiết khi mắc bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà là bệnh do virus HPV gây ra, hay gặp nhất ở những người sinh hoạt tình dục sớm mà lại không sử dụng biện pháp an toàn, sử dụng quan hệ bằng tay thô bạo gây tổn thương cơ quan sinh dục. Ngoài ra cũng có thể do hút thuốc lá, sức đề kháng cơ thể kém, thiếu nguồn dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào gà.
Nguy hiểm của việc mắc bệnh sùi mào gà khi mang thai
Các bác sĩ cho biết, khi chị em phụ nữ mang thai mà bị sùi mào gà sẽ thất xuất hiện những mụn nhỏ sần sùi ở tầng sinh môn, ở mép âm hộ hay ở môi lớn. Có nhiều trường hợp còn phát hiện ở âm đạo, cổ tử cung qua những dấu hiệu như khí hư ra nhiều sờ tay vào âm đạo có thấy sần sùi và chảy máu. Tuy những mụn nhỏ này không gây đau nhưng lại có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của chị em.
Mắc bệnh sùi mào gà khi mang thai, chị em phụ nữ có thể bị chảy máu khó cầm và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, bắt buộc phải mổ lấy thai nhi ra ngoài. Hay bệnh cũng có thể lây từ mẹ sang con khi sinh thường. Đặc biệt chị em có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung rất lớn.
Cách điều trị bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai
Do vậy mà bác sĩ khuyên chị em cần phải điều trị trước khi sinh con. Nếu những nốt mụn sùn còn ít và nhỏ thì có thể tiến hành cắt bỏ, đốt điện hay điều trị bằng phương pháp laser. Tuy nhiễn những phương pháp này chỉ giúp loại bỏ nốt sùi mà không tiêu diệt hết được virus gây bệnh.
Nếu có các nốt sùi ở âm đạo, cổ tử cung thì nguy cơ bị chảy máu rất nhiều nên khi sinh chị em chú ý không được đẻ đường dưới, phải dùng thuốc kháng sinh để chống bội nhiễm khi có chảy máu nhiều.
Khi bị mắc bệnh sùi mào gà chị em nên đến các cơ ở Y tế để làm các xét nghiệm Y tế sàng lọc ung thư cổ tử cung. Sau khi sinh chị em cũng cần được theo dõi, xét nghiệm tế bào âm đạo để chẩn đoán. Chị em phụ nữ mang thai bị sùi mào gà cần được điều trị tích cực trước khi sinh non để tránh virus xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ dẫn đến tử vong.
Phòng bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai
Để có thể tránh nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà, chị em phụ nữ cần phải đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ nhất là bộ phận sinh dục nên sử dụng dung dịch phụ khoa hoặc nước muối ấm để vệ sinh. Quan hệ tình an toàn, sử dụng bao cao su để phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, đặc biệt là tránh được bệnh sùi mào gà.
Hiền – Ytevietnam.edu.vn