Mắc liên cầu khuẩn lợn, người bán thịt heo suýt mất mạng

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh nhân may mắn trên là ông N.M.D, 51 tuổi quê ở Tiền Giang, hai vợ chồng ông D làm nghề bán thịt lợn đã lâu. Tầm khoảng giữa tháng 2/2017, ông D. cảm thấy mệt mỏi, sốt cao liên tục, ớn lạnh khắp người và kèm theo dấu hiệu đi ngoài phân lỏng màu xanh.

viem-cau-khuan-lon1

Mắc liên cầu khuẩn lợn, một người suýt mất mạng

Ông D tự điều trị ở nhà tầm khoảng một tuần nhưng không đỡ, sức khỏe xuống dốc trầm trọng gia đình đưa ông vào Bệnh viện huyện Cai Lậy (Tiền Giang) để điều trị. Ông D. được các Bác sĩ Bệnh viện huyện Cai Lậy chẩn đoán bị nhồi máu cơ tim, nhiễm trùng tiêu chảy nên được chuyển ngay lên Bệnh viện Chợ Rẫy.

Nhiễm liên cầu khuẩn lợn nguy hiểm như thế nào?

Khi được chuyển lên Bệnh viện Chỡ Rẫy, tình trạng của ông D đã rất xấu. Bệnh nhân đã rơi vào trạng thái mê man, sốc nhiễm khuẩn, huyết áp tụt, xuất hiện tình trạng khó thở, toàn thân xuất hiện nhiều mảng xuất huyết, các đầu chi tím tái. Kết quả siêu âm tim của ông D còn cho thấy giảm động toàn bộ thất trái. Kết quả chẩn đoán phát hiện bệnh nhân còn bị viêm cơ tim và sau đó phải thở máy.

Các Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy chẩn đoán ông D bị nhiễm trùng huyết do nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn Streptococcus suic (viết tắt là S. suis). Đây là tác nhân gây nên nhiều bệnh nguy hiểm ở lợn, xuất hiện nhiều nhất khi lợn ốm hoặc chết. Vi khuẩn này lây sang người do tiếp xúc trực tiếp qua các vết thương ở da và niêm mạc, hoặc sử dụng thịt lợn nhiễm bẩn.

Theo tin tức y học mới nhất, các Bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết tỷ lệ tử vong của bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn bị nhiễm trùng huyết lên đến 62%, trong khi tỷ lệ tử vong của bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn bị viêm màng não mủ chỉ là 1%.

viem-cau-khuan-lon2

Viêm khuẩn cầu lớn di chứng rất nguy hiểm

Theo các Bác sĩ giảng viên bộ môn Truyền Nhiễm Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội  “Tỷ lệ bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết chiếm đến 24% bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn. Khi bị nhiễm trùng huyết, bệnh nhân của liên cầu lợn bị sốc nhiễm trùng, tổn thương đa cơ quan, rối loạn đông máu, rối loạn tưới máu mô”.

Trường hợp bệnh nhân D được các Bác sĩ nhận định là một ca nhiễm trùng do liên cầu khuẩn lợn khó chẩn đoán và xác định, vì bệnh nhân vào viện nhưng không có các dấu hiệu đặc trưng của bệnh và bệnh nhân đến viện khá muộn. Vi khuẩn S. suis trong cơ thể ông D. được phát hiện nhờ vào phương pháp cấy máu và dựa vào thông tin về nghề bán thịt lợn của bệnh nhân và những mảng xuất huyết có dạng tử ban điển hình của S. suis.

Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết những người dễ mắc liên cầu lợn thường là những người bị suy giảm miễn dịch như: già yếu, cắt lách, nghiện rượu và bệnh mạn tính. Hiện vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu nên việc phòng bệnh vẫn dựa vào biện pháp là tránh tiếp xúc với lợn ốm hoặc chết; không ăn thịt lợn chưa được nấu chín và nhất là không ăn tiết canh lợn.

Bác sĩ Phan Thị Xuân, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết thêm, tại Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu điều tra quy mô lớn về vi khuẩn S. suis ở người. Tuy nhiên, dựa trên những ca bệnh xuất hiện tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM và Viện các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới quốc gia thì hầu hết các trường hợp nhiễm S. suis gây nên viêm màng não mủ, nhiễm trùng máu, viêm nội tâm mạc…

Điều này là một lời cảnh tình với tất cả chúng ta về mức độ nguy hiểm khi nhiễm liên cầu khuẩn lợn.

Ngọc Mai – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới