Mách bạn cách điều trị bệnh viêm mí mắt hiệu quả

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Khi bạn thấy ngứa, cộm mắt, đỏ xung quanh vùng mắt hoặc rung lông mi – đừng chủ quan, vì đó chính là những triệu chứng của bệnh viêm mí mắt.

dieu-tri-viem-bo-mi-hieu-qua-nhat
Ngứa, đỏ sưng, cộm mắt, chắp có thể là triệu chứng viêm mí mắt

Bệnh viêm mí mắt và các triệu chứng

Viêm mí mắt là một dạng viêm nhiễm ở mí mắt và các vùng quanh mí, bệnh gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Viêm bờ mi rất khó để điều trị dứt điểm và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Có các dạng  viêm bờ mi thường gặp sau:

  • Loại viêm mí mắt do tụ cầu

Đây chính là dạng viêm bờ mi phổ biến nhất hiện nay, hiện tượng nhiễm Staphylococcus aureus gây viêm mí, kết mạc, giác mạc. Khi bị bệnh viêm mí mắt tụ cầu, bạn sẽ có triệu chứng ngứa, nóng, rát da, khó mở mắt vào buổi sáng. Lâu dần lông mi mọc lung tung, có thể mọc ngược hoặc đâm khoắm vào mắt gây đau rát, loét giác mạc, có thể dẫn đến nhiễm trùng giác mạc.

  • Loại viêm mí mắt phần trước mi

Khi bị viêm mí mắt phần trước, vùng góc mắt sẽ bị ướt, đỏ, có thể đóng vảy ở góc ngoài, góc trong, toét mắt hoăc nứt nẻ và kèm viêm kết mạc nhú gai, nặng hơn sẽ xuất hiện tiết tố dính và nhày mủ.

Cach-dieu-tri-benh-viem-bo-mi
Nếu không điều trị sớm có nguy cơ nhiễm trùng giác mạc

Nguy hiểm hơn là hiện tượng loét và xuất huyết bờ mi. Trong nước mắt sẽ tích tụ dầu và chất nhầy do tiết dịch nhiều bất thường hoặc các mảnh vỡ bong khô liên kết với gàu khác trôi xuống từ mí mắt, gây kích ứng, tổn thương.

  • Loại viêm mãn tính điển hình

Đây là dạng viêm mí mắt nguy hiểm, những vảy trắng, cứng và giòn, có thể vỡ xuất hiện ở gốc lông mi, có thể dẫn đến nhiễm viêm kết mạc nếu không điều trị kịp thời.

Điều trị viêm mí mắt như thế nào

Để điều trị bệnh viêm mí mắt, chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc dưới đây:

  • Đắp gạc ấm lên mí mắt

Trước hết, để làm mềm gỉ mắt, hoặc các vảy cứng và hạnh chế chất dầu tiết ra ở bờ mi, bạn nhúng gạc ( có thể thay bằng một chiếc khăn sạch) vào nước ấm, rồi đặt lên trên mí mắt trong khoảng 5-10 phút. Có thể thấm gạc vào nước ấm để đắp tiếp khi sờ thấy gạc nguội. Tiếp theo, bạn lau khô nhẹ ngoài mí mắt, tránh chà xát mạnh bên trong gây kích ứng mắt. Bệnh nhân thực hiện đắp gạc ấm 2 lần/ ngày vào thời gian đầu. Nếu thấy các triệu chứng giảm dần thì giảm xuống 1 lần/ ngày.

Các bạn nữ đặc biệt lưu ý tuyệt đối hạn chế trang điểm mắt trong thời gian này, nhất là mascara và chì kẻ mắt. Trường hợp bắt buộc phải trang điểm cho mắt, nhớ tẩy trang thật kỹ bằng nước tẩy trang dành riêng cho mắt.

  • Massage nhẹ mí mắt

Sau khi xong quá trình đắp gạc, sẽ là công đoạn massage cho mí mắt. Điều này giúp bệnh nhân loại bỏ dịch nhờn tiết ra từ các tuyến Meibomia. Massage từ 5-10 lần theo hướng từ chân mày dọc xuống mi mắt cho mi mắt trên và làm theo hướng ngược lại cho mi mắt dưới của bạn.

  • Dùng kháng sinh và thuốc nhỏ mắt

Bạn chỉ dùng kháng sinh và thuốc nhỏ mắt khi các biện pháp vệ sinh mắt thường xuyên không giúp cải thiện bệnh viêm bờ mi và phải theo chỉ định của bác sĩ. Hiện tượng xót, khó chịu có thể xảy ra khi mới dùng thuốc, nhưng bạn yên tậm, đây là phản ứng bình thường và sẽ  qua nhanh.

nho-thuoc-tri-viem-mi-mat
Dùng kháng sinh và thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ

Cần kiêng các loại thực phẩm nào?

Theo bác sĩ chuyên khoa, để nhanh chóng tạm biệt viêm bờ mi, bệnh nhân nên bổ sung nhiều vitamin A, C, B12 và các loại rau củ quả như: rau bina, củ cà rốt, chanh, cam… và hạn chế một số thực phẩm này:

  • Các loại thực phẩm có tính nhiệt, nóng : thủ lợn, thịt chó hay thịt dê…
  • Gia vị cay nóng như: kinh giới, tỏi, hành, hẹ, gừng,…
  • Thủy hải sản như tôm, mực, cua, cá…
  • Hạn chế đồ uống có ga, rượu, cà phê, thuốc lá…

Tính đến nay, viêm mí mắt vẫn là căn bệnh mãn tính khó điều trị dứt điểm, bệnh đòi hỏi bạn phải kiên trì điều trị và chú ý giữ gìn vệ sinh mắt sau điều trị. Khi có dấu hiệu bất thường cần đến khám ngay bác sĩ chuyên khoa.

Vũ Giang – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới