Mẹ bầu cần làm gì khi kết quả đo độ mờ da gáy bất thường?
Đo độ mờ da gáy thường được thực hiện vào tuần thứ 11-14 của thai kỳ, khi kết quả đo độ mờ da gáy bất thường thai phụ cần được thực hiện thêm một số xét nghiệm đặc hiệu.
- Làm thế nào để tránh trẻ bị ngạt khí khi ở trong xe ô tô?
- Những điều cần biết sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh
- Nhận biết sữa bị hỏng như thế nào và cách bảo quản sữa hiệu quả?
Mẹ bầu cần làm gì khi kết quả đo độ mờ da gáy bất thường?
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Pasteur Hà Nội chia sẻ, đo độ mờ da gáy được xem là xét nghiệm sàng lọc đầu tay nhằm tầm soát sự bất thường của thai nhi về nhiễm sắc thể và giúp Bác sĩ phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh từ đó có kế hoạch chính xác nên giữ hay đình chỉ thai nghén.
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, thời gian tốt nhất để thực hiện đo độ mờ da gáy chính là tuần thứ 11-14 của thai kỳ mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý mốc thời gian quan trọng, trước tuần thứ 11 của thai kỳ da gáy sẽ rất mờ, vào tuần thứ 14, lúc này kết quả độ mờ da gáy đã lại trở về bình thường nên kết quả đo sẽ không còn ý nghĩa. Khi độ mờ da gáy càng tăng thì nguy cơ bị dị tật do nhiễm sắc thể bất thường càng cao kèm theo đó là các dị tật khác về cấu trúc cơ thể.
Mẹ bầu cần làm gì khi kết quả đo độ mờ da gáy bất thường?
Kết quả đo độ mờ da gáy chẩn đoán chính xác khoảng 75% nguy cơ trẻ bị Down, độ mờ da gáy là 1,3mm thai nhi có nguy cơ mắc bệnh Down rất thấp, 1,3mm – 2,6 mm thì vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, từ 3,5mm-4,4mm thì có thể xảy ra tình trạng bất thường về nhiễm sắc thể khoảng 21,1%, 5mm trẻ có nguy cơ cao bị mắc hội chứng Down. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác hơn Bác sĩ cần thực hiện thêm một số xét nghiệm đặc hiệu.
Để chẩn đoán chính xác hơn khi kết quả độ mờ da gáy bất thường, Bác sĩ sẽ tiến hành sàng lọc trước sinh, cho mẹ bầu thực hiện xét nghiệm double test từ tuần thứ 16-18 của thai kỳ đồng thời thực hiện thêm xét nghiệm triple test để xác định bệnh down và các khiếm khuyết ở ống thần kinh. Bên cạnh đó, các mẹ bầu có thể thực hiện phương pháp chọc ối và sinh thiết gai nhau thai để tìm nhiễm sắc thể bất thường.
Kết quả đo độ mờ da gáy chẩn đoán chính xác khoảng 75% nguy cơ trẻ bị Down
Theo những tin tức Y Dược mới nhất, khi độ mờ da gáy của thai nhi nằm trong ngưỡng an toàn, double test hay triple test đều cho chỉ số bình thường thì khả năng trẻ sinh ra bình thường đạt tỷ lệ 99,7-99,8% trẻ không mắc bệnh liên quan tới nhiễm sắc thể.
Từ tuần thứ 10 thai phụ có thể thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT, NIPT xác định một cách tương đối chính xác xem thai nhi có mắc hội chứng Down hay không, kết quả chính xác có thể lên tới 99%. NIPT là phương pháp tuyệt đối an toàn, và dễ dàng thực hiện không xâm lấn, không ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi.
Nếu thực hiện tất cả các xét nghiệm trên mà kết quả vẫn cho thấy trẻ bị Down, thì thai phụ cần cân nhắc tới lời khuyên của các Bác sĩ để quyết định có giữ thai hay không?
Nguồn: ytevietnam.edu.vn