Mẹ nên chăm sóc trẻ tiêu chảy như thế nào để trẻ mau khỏi bệnh?
Theo các Bác sĩ đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, trẻ bị tiêu chảy thường có biểu hiện, đi ngoài phân lỏng hơn bình thường và số lần đi ngoài của trẻ cũng nhiều hơn bình thường (thường là trên 3 lần/ ngày). Đối với bệnh tiêu chảy cấp thường diễn ra dưới 5 ngày, nếu tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần thì được gọi là tiêu chảy kéo dài.
- Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng mẹ cần lưu ý điều gì?
- Sử dụng viên đạn hạ sốt cho trẻ mẹ cần lưu ý gì?
- Thầy thuốc tư vấn: Dùng viên đạn hạ sốt cho trẻ thế nào cho an toàn?
Tiêu chảy là bệnh lí rất hay gặp ở trẻ nhỏ
Theo các Bác sĩ chuyên khoa nhi, tiêu chảy là một trong những căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhưng rất may mắn đó là trẻ bị tiêu chảy thường được xử lí và điều trị tại nhà theo hướng dẫn của các Bác sĩ. Vì vậy, các mẹ cần có kiến thức nhất định về bệnh, để có phương pháp theo dõi và chăm sóc trẻ một cách đúng cách, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển quá trình của trẻ nhỏ.
Bù lượng dịch cho trẻ
Chăm sóc quan trọng nhất cho trẻ bị tiêu chảy chính là bù nước và điện giải cho trẻ, khi trẻ bị tiêu chảy, bé mất nước và điện giải nhiều qua việc nôn và qua phân. Nếu mẹ không bù đủ nước cho trẻ thì có thể gây nhiều biến chứng nặng nề, có thể nguy hiểm đến tình mạng của trẻ. Tuy trẻ bị tiêu chảy nhưng ruột của trẻ vẫn có thể hấp thu nước được vì vậy mẹ nên tích cực bổ sung nước cho trẻ bằng đường uống.
Các loại dung dịch thường được dùng để bù nước cho trẻ, loại dung dịch tốt nhất dùng để bù nước cho trẻ chính là dung dịch ORS (oresol) để Oresol phát huy hết tác dụng và không gây hại cho con yêu, mẹ nên pha theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.
Oresol là dung dịch tốt nhất giúp mẹ có thể bù nước cho con yêu
Khi bù nước cho trẻ, mẹ cho trẻ uống từng ít một mỗi lần từ 15-20ml tương đương với 5-10 muỗng cà phê nước cho một lần uống, nên cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, uống ít một. Việc cho trẻ uống bù nước cần phải được duy trì cho đến khi bé hết tiêu chảy.
Chế độ ăn của trẻ dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy
Chế độ ăn của trẻ dưới 6 tháng tuổi, chủ yếu là bú mẹ, khi trẻ bị tiêu chảy mẹ nên tiếp tục cho con bú bình thường và nên tăng số lần bú mẹ, để cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ và bù lượng nước đã mất. Một tác dụng nữa, khi cho trẻ tiêu chảy bú mẹ đó là trong sữa mẹ có các kháng thể, giúp bé mau bình phục.
Nếu mẹ không có sữa cho con bú, thì mẹ có thể cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột mà trước đó trẻ vẫn ăn, nhưng nên ăn ít một và chia nhiều bữa trong ngày. Mẹ không nên pha sữa loãng hơn hay đặc hơn theo hướng dẫn của nhà sản xuất vì chúng có thể gây hại cho trẻ.
Chế độ ăn của trẻ trên 6 tháng tuổi bị tiêu chảy
Ngoài việc tích cực cho trẻ bú sữa mẹ, mẹ cũng nên tích cực cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá như: Bột gạo, khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm….Bữa ăn bạn nên bổ sung chất đạm cho con để con tăng tái tạo niêm mạc ruột và nhanh hồi phục như ban đầu.
Nên bổ sung chất đạm trong bữa ăn của trẻ để trẻ mau hồi phục
Khi bị tiêu chảy trẻ thường biếng ăn, mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, các món ninh, hầm nhừ, cơm nát…để trẻ dễ ăn và có cảm giác ngon miệng hơn.
Trong thời gian này, mẹ cần chú trọng hơn đến vấn đề vệ sinh của trẻ để tránh nguy cơ bội nhiễm . Trước khi cho trẻ ăn, mẹ cần rửa tay sạch bằng xà phòng và đảm bảo vệ sinh. Bát, đũa, cốc, chén, muôi, thìa…trước khi tiến hành cho trẻ ăn. Mẹ cũng nên bổ sung hoa quả chín, hoặc nước quả chín: Chuối, cam, xoài, hồng xiêm để tăng lượng kali và vitamin cho trẻ.
Mong rằng với những điều mà các thầy thuốc tư vấn của chúng tôi chia sẻ, mẹ đã có thêm những kiến thức về chăm sóc trẻ tiêu chảy, để có thể chăm sóc trẻ một cách tốt nhất và khoa học.
Ngọc Mai – ytevietnam.edu.vn