Mẹ nên hiểu về bệnh nguy hiểm – Viêm tiểu phế quản ở trẻ
Viêm tiểu phế quản ở trẻ là một bệnh lý rất dễ gặp và tái phát nhiều lần ở trẻ. Nếu không được điều trị cũng như phòng ngừa cẩn thận thì trẻ có thể gặp nhiều những di chứng nguy hiểm và thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, mẹ hãy có những hiểu biết nhất định về căn bệnh này để chủ động phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra.
- Điểm mặt 4 triệu trứng nguy hiểm của bệnh viêm phổi
- Mách bạn những thực phẩm vàng dành cho bệnh nhân viêm phổi
- Bật mí 6 món cháo chữa bệnh viêm phổi cực hiệu quả
Những nguyên nhân gây nên viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ
Trong các căn bệnh về đường hô hấp ở trẻ, bệnh viêm tiểu phế quản chiếm hơn 40% những ca bệnh nhập viện.
Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ thường là do virus hợp bào hô hấp gây nên, virus này có khả năng lây lan rất mạnh nên bệnh có thể nhanh chóng phát triển thành dịch.
Đồng thời, có nhiều trường hợp trẻ bị cảm cúm cũng có thể mắc viêm tiểu phế quản.
Còn một bộ phận nhỏ những trẻ mắc viêm tiểu phế quản có thể là do Andenovirus gây nên.
Viêm tiểu phế quản ở trẻ thường xảy ra ở những trường hợp dưới 2 tuổi, nhất là những trẻ sơ sinh. Mắc bệnh này sẽ khiến đường hô hấp của trẻ gặp khó khăn, thậm chí có khả năng tắc nghẽn khiến trẻ khó thở, thở khò khè.
Lý do mà trẻ rất dễ mắc căn bệnh này là do hệ miễn dịch của trẻ rất yếu nên có thể bị những virus này tấn công.
Những trẻ mà đang bị mắc các bệnh về tai mũi họng hay không được bú sữa mẹ đầy đủ cũng rất dễ mắc các căn bệnh này.
Hơn nữa nếu để trẻ sống ở những môi trường ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc lá cũng khiến trẻ mắc bệnh viêm tiểu phế quản.
Những nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ là rất phổ biến, nhưng mẹ cũng cần hiểu rõ để phòng tránh.
>> Hãy truy cập vào chuyên mục sức khỏe – làm đẹp để biết thêm những thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe và cách làm đẹp tự nhiên tại nhà.
Biểu hiện và xử trí bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ
Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ khiến trẻ chảy nước mũi, sốt cao và ho ngày càng nhiều, kèm theo dấu hiệu khò khè, khó thở. Nếu gặp các hiện tượng như thế này mà mẹ không có biện pháp điều trị kịp thời cho trẻ thì rất có thể bé sẽ ngừng thở.
Đồng thời, khi trẻ bị viêm tiểu phế quản thì sẽ rất biếng ăn, bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc . . .
Bởi vậy, nếu bé có những biểu hiện sốt cao, khó thở thì mẹ phải thực hiện các biện pháp hạ sốt cũng như giúp bé thông đờm ngay, nếu trong khoảng thời gian từ 3 – 5 ngày mà trẻ không hạ sốt, tình trạng khó thở vẫn diễn ra thì hãy đưa bé đi gặp Bác sĩ để được các thầy thuốc tư vấn cũng như thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời, để không khiến tình trạng bệnh viêm tiểu phế quản của trẻ phát triển nặng, hình thành nhiều di chứng khó phục hồi về sau.
Phòng ngừa bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ như thế nào?
Để phòng ngừa bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ thì mẹ trước tiên cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng việc cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và trong cả 2 năm đầu đời.
Mẹ cũng nên duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh để cân bằng năng lượng và bổ sung dưỡng chất cho cả mẹ và bé.
Đồng thời, khi trẻ biết ăn dặm thì cũng phải cho bé ăn dặm đúng cách, và đầy đủ dưỡng chất, cũng như bổ sung thêm nước vào trong khẩu phần của trẻ.
Mẹ nên chú ý đến cách ăn mặc cho trẻ đảm bảo đông ấm, hè mát và lưu ý không để trẻ bị ra mồ hôi trộm quá nhiều trong lúc ngủ.
Mẹ cũng cần tiêm phòng các vaccine phòng bệnh cho trẻ một cách đầy đủ, cũng như giữa môi trường sạch sẽ, thông thoáng nơi có trẻ con để tránh mắc các căn bệnh về đường hô hấp.
Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ để lại rất nhiều di chứng và cũng có thể tử vong nếu trẻ bị ngưng thở. Vì vậy, mẹ hãy thật lưu ý mỗi khi trẻ có những hiện tượng bất thường về sức khỏe.
Đào Trịnh – ytevietnam.edu.vn