Mỗi đề thi trắc nghiệm liệu có đảm bảo độ khó như nhau?
Với quy chế thi trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017 mà Bộ GD&ĐT đã ban hành ở những môn thi trắc nghiệm, các thí sinh sẽ có riêng một đề thi khác nhau trong cùng một phòng thi, độ khó giữa các bài thi liệu có đảm bảo được tính tương đồng, các đề thi liệu có giống nhau về độ khó hay không?
- Học sinh giỏi trường THPT Chuyên được tuyển thẳng vào các trường Sư phạm
- Chỉ còn 3 tuần nữa sẽ diễn ra kỳ thi thử THPT Quốc gia 2017
- Bí kíp chọn bài thi tổ hợp cho thí sinh có học lực trung bình
Phải có ngân hàng câu hỏi cực lớn
Việc đòi hỏi yêu cầu mỗi một đề thi trắc nghiệm có câu hỏi khác nhau trong một phòng thi gồm có 24 thí sinh, trong đó đòi hỏi đề thi phải có độ khó tương đương nhau là công việc không hề đơn giản. Vấn đề này Bộ GD&ĐT cần có một ngân hàng câu hỏi vô cùng lớn. Việc xây dựng đề thi theo ma trận chỉ đảm bảo được nội dung câu hỏi theo mục tiêu mong muốn chứ không đảm bảo được rằng độ khó của từng câu hỏi có hàm lượng thông tin bằng nhau. Với 24 mã đề, mỗi đề 50 câu hỏi như vậy cần tới 1200 câu hỏi khác nhau tương đương mức độ khó dễ cũng phải giống nhau trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017.
Cần đảm bảo được công bằng cho tất cả thí sinh
Trong 24 đề đó, các thí sinh may mắn thì được phát đề đúng vào sở trường khả năng của mình, nếu như các đề thi có độ khó dễ giống nhau nhưng kiến thức khó dễ thì không thể nào tuyệt đối hóa được việc đó.
GS Hà Huy Bằng Khoa Vật lý Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội nêu ví dụ cụ thể: “Phải cả hai thí sinh cùng làm một câu, hoặc một đề, thì mới có thể so sánh được ai hơn ai (theo mục tiêu mà người ra đề muốn so sánh). Giờ đề thi khác nhau, lại bảo nó như nhau, là rất khó. Với môn sử chẳng hạn, một câu hỏi về thời Lê, một câu hỏi về thời Nguyễn, từ góc độ của người dạy học thì thấy đó là hai câu hỏi từa tựa nhau, nhưng với cùng một thí sinh gặp câu này có thể được 10, gặp câu kia có thể chỉ được 0 điểm, thế thì làm sao nói được đó là hai câu có mức độ khó tương đương để đánh giá hai thí sinh khác nhau? Như vậy, không có một lý thuyết nào đưa ra được các tiêu chí để đánh giá hai câu hỏi là có cùng một độ khó như nhau. Với một tổ hợp câu thì càng phức tạp nữa”.
Có nhất thiết phải mỗi thí sinh một đề?
Theo nhiều ý kiến của các giáo sư trong ngành Giáo dục, không nhất thiết phải ra quá nhiều đề thi trắc nghiệm như vậy chỉ cần ra một đề, đảo câu, đảo đáp án thì không ai phân biệt về độ khó tương đương. Nếu như 2 đề với nội dung khác nhau thì khó có thể nói 2 đề có độ khó như nhau. Rất nhiều ý kiến phản bác tại sao mỗi thí sinh lại phải một đề? Thi cử đã nhiều thay đổi, cứ làm đơn giản nhu trước kia, mỗi thí sinh một đề, rồi đảo câu đảo phương án thành 6 đề, bây giờ đảo thành 24 đề tương đương nhưng bản chất vẫn là 1 đề. Như vậy sẽ khiến thí sinh an tâm hơn, công tác chấm bài, thi cử với các thí sinh cũng dễ dàng hơn.
Qua đợt thi cử lần này, có thể thấy rằng Bộ GD&ĐT đang tiến hành đổi mới rất nhiều trong công tác giáo dục, tuy nhiên thay đổi trong việc này quá phiền phức và không cần thiết, chỉ gây nên áp lực cho các thí sinh.
Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn