Một số bài thuốc nam điều trị chứng xơ gan cổ trướng
“Cổ trướng” là một trong tứ chứng nan y của Đông y. “Xơ gan cổ trướng” là thuật ngữ của y học hiện đại do khám cận lâm sàng và lâm sàng kết luận…
- Bài thuốc Nam được sử dụng điều trị cảm cúm hiệu quả
- Một số loại thuốc Nam được sử dụng điều trị tháo đường
- Những loại thảo mộc có khả năng đánh bay mùi của cơ thể
Tạng can, theo Đông y: Can chủ tàng huyết, chủ về sơ tiết, chủ cân khai khiếu ra mắt, ninh nhuận ra móng tay, móng chân.
Cây mã đề.
“Cổ trướng” là một trong tứ chứng nan y của Đông y. Phải xét về: khí, huyết, thủy, nhiệt, hàn; thận, tỳ hư cổ trướng, luận trị rất phức tạp nhưng kết quả chưa thấy trước.
“Xơ gan cổ trướng” là thuật ngữ của y học hiện đại do khám cận lâm sàng và lâm sàng kết luận: Xơ gan cổ trướng độ I, II và III. Nguyên nhân do xơ gan mạn, xơ gan cổ trướng.
Triệu chứng: Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, phù và phù toàn thân, bụng trướng nước, gan, lách to, cứng, tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch lách to, giãn. Tay, chân teo tóp hoặc phù, da vàng mắt vàng. Vùng gan mật đau tức, đại tiện nhiều lần, phân nát, tiểu tiện ít, bụng dưới nặng tức. Chất lưỡi bệu, rêu lưỡi vàng, mạch trầm tế vô lực. Từ triệu chứng của bệnh nhân được khám cận lâm sàng và lâm sàng có kết luận là “xơ gan cổ trướng”.
Bài thuốc dân gian gia truyền trị chứng xơ gan cổ trướng:
Cây chó đẻ.
Vị thuốc:
– Quả dứa dại tách ra từng múi (pandannustectoriussot) đập dập phơi khô 100g, nếu tươi 300g.
– Cây chó đẻ răng cưa (phyllan thusurinarial) còn gọi diệp hạ châu. Cả cây dược liệu khô 100g (tươi 300g).
– Cây mã đề (plantagoasiatica) vật liệu tươi 50g.
– Củ tam thất (panaxpseudo-ginseng) burk. Xay thành bột mịn 6g/ngày chia làm 3 lần.
Sắc uống: Sắc 3 vị thuốc đầu. Nước 2 lít (2.000ml) sắc còn 1/2 lít 500ml. Chia làm 3 lần hòa với bột tam thất 2g mỗi lần – ban ngày uống 2 lần, ban đêm uống một lần. Uống liên tục một ngày một thang trong vòng 30 ngày.
Ngày thứ 31 có thể bỏ vị mã đề nếu bụng mềm, đi tiểu bình thường, và giảm vị tam thất còn 3g/ngày chia 3 lần hòa thuốc uống.
Liệu trình điều trị 6 tháng (theo kinh nghiệm).
– Điều trị 15 ngày: Bệnh nhân thấy người nhẹ nhõm, ăn ngủ được, đi lại trong nhà.
– Điều trị 30 ngày: Bụng mềm, nhỏ lại, bệnh nhân khỏe, tự giải quyết mọi sinh hoạt cá nhân.
– Điều trị 3 tháng: Bệnh nhân hoàn toàn khỏe, gan, lách mềm, nhỏ nhưng siêu âm thấy gan còn thô (còn xơ gan).
Tháng thứ 4 vẫn uống 3 vị trên (dứa dại, diệp hạ châu và tam thất).
Tháng thứ 5 và 6 uống 1 tuần 2 thang gồm 2 vị (dứa dại, diệp hạ châu).
Sau 6 tháng điều trị bệnh nhân khỏe đạt 80-90% lao động bình thường.
Ghi chú: Nếu bụng trướng nước, gan cứng to gây khó thở thì trục nước ra bằng một trong các cách sau:
Bài 1: Rễ cỏ tranh khô 70g (tươi 210g), vỏ quả cau (đại phúc bì) 3 vỏ, hạt mã đề (xa tiền tử) 30g, đậu đen sao vàng 50g. Cho nước 1.000ml sắc còn 300ml chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 2: Nếu đã uống bài 1 từ 1-2 thang bệnh nhân vẫn khó thở bụng vẫn trướng nước thì uống bài 2.
– Vị thuốc: Lá nhót tươi 100g + lá cây cà phê, chè tươi 100g. Nước 600ml sắc còn 200ml uống hết một lần khi nước còn ấm.
– Sau khi uống từ 1-2 giờ bệnh nhân đi tiểu 7-8 lần/ngày (lượng nước tiểu từ 8-9 lít).
– Cầm đi tiểu: Cho uống nước sắc hạt đậu xanh còn nguyên vỏ. Đậu xanh 150g nước 400ml sắc còn 150ml để thật nguội. Khi bệnh nhân đi tiểu được 7-8 lít thì cho bệnh nhân uống.
– Khi cần đến bài trục nước thứ 2 này thì dừng uống thuốc trị bệnh một ngày.
Nguồn:suckhoedoisong.vn, Cao đẳng Dược Tp HCM