Một số kiến thức cơ bản về chứng tiêu chảy thường gặp
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng bất thường từ 3 lần trở nên trong 24 giờ. Cần chú ý tới tính chất lỏng của phân vì nếu đi ngoài nhiều lần mà phân bình thường thì không coi là tiêu chảy.
- Sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ
- Trẻ bị tiêu chảy tiềm ẩn nguy hiểm như thế nào?
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ như thế nào?
Một số kiến thức cơ bản về chứng tiêu chảy thường gặp
Bài viết dưới đây đề cập đến những thông tin cơ bản liên quan đến tình trạng tiêu chảy mà mọi người cần biết.
Cơ chế bệnh sinh của tiêu chảy
– Tiêu chảy do tăng thẩm thấu trong lòng ruột: Có một số chất ở trong lòng ruột nhưng không thể hấp thu qua niêm mạc ruột được do đó làm giảm hấp thu nước của ruột, đồng thời làm tăng khả năng thẩm thấu, tăng kéo nước vào trong lòng ruột gây tiêu chảy.
– Tiêu chảy do tăng tiết dịch: Tăng tiết dịch nhiều vượt quá khả năng hấp thu của cơ thể sẽ gây ra tiêu chảy. Các yếu tố kích thích như nhiễm khuẩn, nhiễm độc thường gây tăng tiết dịch, đó cũng là phản xạ tự vệ của cơ thể nhằm loại trừ các yếu tố kích thích ra ngoài cơ thể.
– Tiêu chảy do rối loạn nhu động ruột: Tăng nhu động ruột làm cho thức ăn qua ruột nhanh quá, không kịp tiêu hóa và hấp thu. Sự tăng nhu động ruột chính là yếu tố tự vệ nhằm tống các tác nhân gây bệnh ra ngoài khi gặp các chất lạ mà cơ thể không hấp thu hoặc khi độc tố của vi khuẩn tác động lên niêm mạc ruột.
– Tiêu chảy do tổn thương niêm mạc ruột: Tiêu chảy có thể là hậu quả của việc thức ăn hấp thu ít hoặc không hấp thu. Khi tác dụng của dịch tiêu hóa, men tiêu hóa và vi khuẩn đại tràng bị giảm làm giảm sự hấp thu thức ăn từ đó có thể dẫn tới tiêu chảy. Hấp thu kém có thể do thành ruột bị tổn thương (viêm, ung thư…) hoặc là hậu quả của quá trình tăng tiết dịch, tăng nhu động ruột.
Trên đây là những kiến thức cơ bản mà giảng viên đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ trên trang mẹ và bé.
Cơ chế bệnh sinh của tiêu chảy
Triệu chứng của bệnh tiêu chảy
– Một trong những triệu chứng điển hình của bệnh tiêu chảy là người bệnh đại tiện nhiều lần trong ngày, tống phân nhanh, phân lỏng không thành khuôn hoặc nhiều nước. Tính chất phân tùy thuộc vào từng nguyên nhân (có thể kèm theo nhầy, phân sống).
– Một số các triệu chứng khác như:
+ Đau bụng và chướng bụng
+ Nôn
+ Sốt
+ Ớn lạnh
+ Phân có máu
+ Nhu động ruột tăng mạnh
– Tình trạng nôn và tiêu chảy nhiều có thể dẫn tới hội chứng mất nước điện giải với các biểu hiện như: khô miệng, khát nước, mắt trũng sâu, da khô nhăn nheo, đi tiểu ít, mạch nhanh, huyết áp hạ tùy theo tình trạng mất nước.
– Phân độ mất nước:
+ Mất nước nhẹ: mất 0 – 5% lượng nước với các biểu hiện bệnh nhân khát ít, mắt chưa trũng, da đầu ngón tay chưa nhăn nheo, mạch, huyết áp bình thường hoặc dao động nhẹ
+ Mất nước trung bình: mất 5 – 10% lượng nước. Bệnh nhân khát nhiều, môi khô, mắt trũng sâu, da nhăn nheo, mạch nhanh, huyết áp giảm.
+ Mất nước nặng: mất >10% lượng nước. Bệnh nhân không còn cảm giác khát, mệt mỏi, lờ đờ, mắt trũng sâu, da khô nhăn nheo, bụng lõm lòng thuyền.
– Hội chứng suy dinh dưỡng: Giảm khối lượng cơ, khối lượng chất béo, phù ngoại vi là biểu hiện của việc kém thu carbohydrate, chất béo hoặc protein. Tình trạng suy dinh dưỡng là hậu quả của tiêu chảy mạn: gầy nhiều, thiếu máu, da khô, lông, tóc, móng khô dễ gãy.
Nguồn ytevietnam.edu.vn