Nắm trọn kiến thức xét nghiệm công thức máu

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Nhờ những hiểu biết về xét nghiệm công thức máu mà các Kỹ thuật viên Xét nghiệm có thể cảnh báo những bất thường của cơ thể đến người bệnh.

Nắm trọn kiến thức xét nghiệm công thức máu
Nắm trọn kiến thức xét nghiệm công thức máu 

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán chính xác bệnh

Máu được tạo thành từ các tế bào máu và huyết tương có vai trò cung cấp dinh dưỡng và oxy tới nhiều cơ quan, cơ và mô của cơ thể. Đồng thời, máu còn đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển các chất thải và carbon dioxid ra khỏi cơ thể.

Cấu tạo của máu gồm có 3 loại tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Mỗi tế bào sẽ đảm nhận những vai trò khác nhau như huyết tương chứa các tế bào máu, tiểu cầu, protein, glucose, khoáng chất, hormon và carbon dioxid có nhiệm vụ tạo ra 55% dịch máu trong khi tế bào máu tạo ra 45% còn lại.

“Do cấu tạo đặc biệt của máu mà các xét nghiệm máu là công cụ chẩn đoán bệnh hữu ích hiện nay”, giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm Y học Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ. Một lượng nhỏ máu được lấy từ cơ thể ra qua kim tiêm khi xét nghiệm và được kiểm tra dưới kính hiển vi hoặc được xét nghiệm với hóa chất. Qua những con số về việc tăng hay giảm số lượng hoặc thể tích các thành phần của máu cũng như những thay đổi về hình dạng hoặc kích thước tế bào máu để cảnh báo đến những bất thường của cơ thể.

Nhờ kết quả trong các xét nghiệm máu thông qua lượng tế bào máu cao hoặc thấp từ các Kỹ thuật viên Xét nghiệm mà các bác sĩ có thể phát hiện các bệnh và rối loạn về máu như thiếu máu, rối loạn đông máu, nhiễm trùng, ung thư máu, rối loạn hệ miễn dịch.

Tổng quan kiến thức về công thức máu toàn phần

Như đã nói ở trên cấu tạo của máu gồm có 3 loại tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu và công công thức máu toàn phần cũng dựa trên các tế bào này:

Hồng cầu

Hồng cầu là những tế bào có nhiều nhất trong máu, chúng chứa hemoglobin, protein chứa sắt, mang ôxy và đóng vai trò trong việc duy trì hình dạng của hồng cầu. Những kiến thức về hồng cầu đối không chỉ đối với sinh viên học ngành Xét nghiệm mà ngay chính bản thân mỗi người cũng cần nhớ chính là:

  • Số lượng hồng cầu cho biết bạn có bao nhiêu tế bào hồng cầu.
  • Hematocrit hoặc thể tích hồng cầu là tỷ lệ thể tích máu toàn phần chứa hồng cầu và chúng có thể bị thay đổi theo độ cao và hút thuốc nhiều.
  • Hemoglobin trung bình trong hồng cầu là số lượng trung bình hemoglobin mang khí oxy trong tế bào hồng cầu.
  • Hàm lượng hemoglobin trung bình trong hồng cầu là hàm lượng hemoglobin trung bình trong tế bào hồng cầu.
  • Thể tích trung bình của hồng cầu là kích thước trung bình của tế bào hồng cầu. Dựa trên thông số hồng cầu, thiếu máu được phân loại thành thiếu máu tế bào nhỏ, thiếu máu đẳng sắc và thiếu máu tế bào lớn.
  • Kích thước chuẩn của hồng cầu là khoảng 6-8μm.
Hình ảnh hồng cầu
Hình ảnh hồng cầu

Bạch cầu

Bạch cầu tạo thành một phần hệ miễn dịch của cơ thể, bảo vệ và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.  Bạch cầu bao gồm các loại: bạch cầu trung tính, bạch cầu ái kiềm, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu ái toan và tế bào lympho.

Số lượng bạch cầu: đếm số bạch cầu trong máu.

Tiểu cầu

Tiểu cầu là những tế bào giúp máu đông bao gồm các thông tin:

  • Số lượng tiểu cầu: là đếm số tiểu cầu trong máu.
  • Thể tích tiểu cầu trung bình là đo kích thước trung bình của tiểu cầu.

Cần xét nghiệm máu khi nào?

Xét nghiệm công thức máu được xem là một phần của khám sức khỏe định kỳ và được chỉ định khi nghi ngờ thiếu máu, nhiễm trùng, dị ứng hoặc rối loạn chảy máu. Cũng theo các chuyên gia đầu ngành chia sẻ trên các trang Xét nghiệm Y tế, xét nghiệm máu cũng được chỉ định trước khi phẫu thuật và trong điều trị ung thư để theo dõi quá trình điều trị.

Các thông số được xét nghiệm là số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu, hematocrit, hemoglobin hoặc thể tích hồng cầu và các chỉ số tế bào hồng cầu.

Có thể nói xét nghiệm công thức máu là giải pháp hiệu nghiệm giúp các bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh cũng như đưa các giải pháp kịp thời hạn chế bệnh tiến triển theo tình trạng xấu. Đây cũng là kiến thức mà các sinh viên Đại học hay Cao đẳng Xét nghiệm không thể bỏ qua trong quá trình học tập tại trường để trở thành những Kỹ thuật viên Xét nghiệm giỏi trong tương lai.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới