Nặng lòng tâm sự của Bác sĩ chuyên nghề nạo phá thai

Với người bác sĩ làm nghề nạo phá thai, họ không thể nhớ được đã điều trị cho bao nhiêu người, nhưng cảm xúc nặng trịu mỗi khi làm công việc mà nhiều người cho là “thất đức” này thì luôn hiện hữu trong lòng.

Có đến 300.000 nữ sinh Việt nạo phá thai hàng năm
Có đến 300.000 nữ sinh Việt nạo phá thai hàng năm

Phá thai là công việc nhiều người cho là “sát sinh”

Trong tâm linh của nhiều người, chuyện phá thai bị coi là công việc “thất đức”, tội “sát sinh”. Bởi vậy với người bác sĩ chuyên nghề nạo phá thai, cảm giác day dứt khi phải vĩnh biệt một sinh linh khỏi thế giới này là điều nặng nề mà không phải ai cũng đối mặt được.

Bác sỹ Lê Thị Kim Dung – Phó Giám đốc Viện Sức khỏe sinh sản, người đã từng trải qua hơn 30 năm trong nghề chia sẻ: Theo thời gian, cảm giác tội lỗi nặng nề mỗi khi thực hiện một pha nạo phá thai chỉ nhạt đi, chứ không hề biến mất, nó vẫn luôn thường trực trong lòng người bác sĩ. Trong nhiều tình huống khó khăn của cuộc sống, thậm chí tôi tự hỏi phải chăng mình đã làm chuyện “thất đức” nên bị nghiệp chướng. Tuy nhiên đó là công việc, là nhiệm vụ mà người bác sĩ không thể từ chối.

Nhiều người cho rằng phá thai là việc làm thất đức

Không có quyền từ chối phá thai

Hoàn thành trách nhiệm với người bệnh là điều mà bác sĩ tự hào nhất. Nhưng riêng với bác sĩ chuyên nghề nạo phá thai, mỗi ca điều trị là một nỗi day dắt dâng trào. Tại các phòng khám tư, bác sĩ có thể từ chối phá thai. Tuy nhiên nếu làm việc trong bệnh viện thì đây là công việc bắt buộc mà bác sĩ phải hoàn thành. Tuy nhiên ngay cả những bác sĩ làm việc tại trung tâm cũng rất ít khi từ có thể từ chối công việc khi những người phụ nữ vì lý do riêng mà tìm đến mình.

Bác sĩ Dung tâm sự, khi người mẹ đã quyết định từ bỏ đứa con của mình, nếu bác sĩ từ chối, rất có thể họ sẽ tìm đến một nơi khác để thực hiện hoặc tự mua thuốc về uống, điều này có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề. Thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ. Trong cuộc đời làm nghề bác sĩ nạo phá thai của mình, không ít lần bác sĩ Dung chứng kiến bệnh nhân “dọa” sẽ tự tử nếu không được phá thai, và sự thật đã có người thực hiện trong lúc quẫn trí.

Bác sĩ không có quyền từ chối ý định phá thai của bệnh nhân

Vừa thương, vừa trách.

Bất kỳ ai khi quyết định phá thai đều có những nỗi niềm riêng. Ngoài những trường hợp bất đắc dĩ như thai bị dị tật, sức khỏe người mẹ không đảm bảo…Thì cũng có không ít lý do khiến 300.000 nữ sinh Việt phá thai hàng năm như “Cháu đang đi học”, “cháu  bị hiếp”, “người đàn ông đó không cưới”… Không thể khẳng định việc nạo phá thai là xấu, hay người mẹ bỏ con mình là ác. Tuy nhiên các bác sĩ luôn khuyên ngăn hết sức để người mẹ giữ lại thai nhi đnag khỏe mạnh, chỉ bắt buộc thực hiện trong điều kiện không còn cách giải quyết nào khác. Ngoài ra, mức tiền phá thai rất đắt (được công khai trước khi phá). Đó là cách để những người trẻ thấy được những tổn thất cả về vật chất và tinh thần. Nếu phá thai quá rẻ hoặc đơn giản, họ có thể tìm đến phá thai như một cách giải quyết bình thường. Chi phí đắt có thể là lý do để họ phải suy nghĩ kỹ và phòng tránh trước khi quan hệ để không để sự việc xảy ra.

Tuy có những trường hợp vừa thương vừa trách khi những cô gái trẻ còn quá ngây ngô và non nớt trót dại mà phải chịu hậu quả. Nhưng cũng có không ít trường hợp “trót dại” đến 3, 4 lần trong cùng một năm khiến ngay cả bác sĩ cũng không thể chấp nhận được.

Sau những phút giây công việc, người bác sĩ nạo phá thai trở về với gia đình của mình, với nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ, chăm sóc những đứa con với nỗi lòng trĩu nặng vô bờ.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version