Nắng như “chảo lửa” đề phòng sốc nhiệt như thế nào?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Những ngày qua thời tiết Hà Nội nhiệt độ luôn tăng ở mức cao khiến nhiều người mắc các bệnh lý sốc nhiệt, đột quỵ,… Vậy với kiểu thời tiết bất thường này thì người dân cần làm gì để phòng tránh sốc nhiệt?

Các thể sốc nhiệt thường gặp

Các thể sốc nhiệt thường gặp

Theo các giảng viên đào tạo Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, trong những ngày gần đây thời tiết nắng nóng đã khiến nhiều đối tượng như trẻ em, người già, người có bệnh lý, người lao động ngoài trời bị sốc nhiệt.

Đây là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C và kèm theo rối loạn chức năng thần kinh. Sốc nhiệt được chia thành 2 nhóm, gồm: Sốc nhiệt kinh điển và sốc nhiệt do gắng sức. Hai thể này khác nhau về cơ chế nhưng biểu hiện lâm sàng giống nhau.

Thực tế, sốc nhiệt kinh điển hay gặp ở người già, cơ thể suy nhược, trẻ em, người có bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, hay các rối loạn nội tiết. Thể còn lại là sốc nhiệt do gắng sức hay gặp ở những người trẻ, khỏe mạnh phơi nhiễm với nhiệt độ môi trường tăng cao, lao động, tập luyện gắng sức.

Sốc nhiệt có thể gây biến chứng cho tất cả các cơ quan như: Nhịp tim nhanh, thủng cơ tim, phù phổi, suy thận cấp, suy gan, rối loạn đông máu, liệt nửa người, hôn mê, mất trí nhớ… Vì thế người bệnh cần được cấp cứu kịp thời, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.

Sơ cứu đúng cách khi sốc nhiệt

Sơ cứu đúng cách khi sốc nhiệt

Sốc nhiệt là tình trạng nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời. Theo đó, nếu gặp người có biểu hiện như: Mệt, đau đầu, đỏ mặt, nôn, khó thở, rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp…, thì ngay lập tức phải đưa bệnh nhân ra khỏi môi trường nóng, cởi bỏ quần áo, chuyển tới nơi bóng râm, đồng thời hạ thân nhiệt bằng mọi cách. Có thể vừa vận chuyển người bệnh đến bệnh viện, vừa hạ thân nhiệt cho họ. Việc phát hiện và sơ cứu sốc nhiệt rất quan trọng quan trọng vì thân nhiệt cao kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ tổn thương thần kinh và các cơ quan khác không hồi phục.

Các giảng viên đào tạo Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, để phòng chống sốc nhiệt, mỗi người cần uống đủ nước, các loại nước chứa muối. Nên hạn chế ra ngoài trong điều kiện thời tiết nắng nóng gay gắt, nhất là những người cao tuổi, người có bệnh lý nền. Với những người khỏe mạnh nên giảm bớt vận động thể lực vào lúc thời tiết quá nóng. Còn ở người cao tuổi và có các bệnh lý nguy cơ thì không được tập luyện trong điều kiện thời tiết quá nóng.

Ngoài ra, để phòng sốc nhiệt bạn cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức đề kháng, đảm bảo sức khỏe lâu dài.

Nguồn: Tin tức Y tế Việt Nam – Tổng hợp

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới