Nên ăn gì để bệnh viêm loét dạ dày nhanh khỏi?
Hãy cũng chúng tôi trò chuyện với Cô Tô Thị Hoan giảng viên Cao đẳng Điều Dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để có câu trả lời chính xác nhất về vấn đề này.
- “Rối loạn cương dương” và những điều bạn chưa biết
- Những nguyên nhân chính gây Viêm cổ tử cung lộ tuyến ở nữ giới
- 6 dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc “Ung thư gan”
Viêm loét dạ dày khiến bệnh nhân đau đớn, mệt mỏi
Bệnh viêm loét dạ dày là gì?
Thưa cô Tô Thị Hoan: Bệnh viêm loét dạ dày là gì? Có những dấu hiệu nào để nhận biết căn bệnh này? Và hiện nay có những phương pháp nào để điều trị bệnh viêm loét dạ dày ?
Cô Tô Thị Hoan: Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh chuyên khoa tiêu hóa, đặc trưng bởi tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị kích thích, viêm loét. Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng phần lớn là do sự chủ quan và chế độ ăn uống sinh hoạt không điều độ, việc lạm dụng thuốc Tây cũng là một nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.
Những người bị viêm loét dạ dày thì có thể có một số dấu hiệu sau: đau bụng âm ỉ vùng thượng vị (đau tăng khi ăn quá no hoặc để bụng quá đói ) ợ nóng, ợ chua, ngoài ra bệnh nhân có thể nhận thấy một số dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa như đi ngoài phân lỏng, buồn nôn, nôn…Việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày hiện nay chủ yếu là điều trị nội khoa (điều trị bằng thuốc và thay đổi chế độ ăn, chế độ sinh hoạt…), giảm các yếu tố như stress, lo lắng cho bệnh nhân.
Thưa cô Tô Thị Hoan: Những bệnh nhân bị bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì để hỗ trọ điều trị bệnh?
Cô Tô Thị Hoan: Để trả lời được câu hỏi ăn gì tốt cho bệnh viêm loét dạ dày thì các bạn cần hiểu rằng những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày thường dư thừa axit HCL, nguyên nhân là do dạ dày bị ứ trệ kéo dày. Do vậy những thực phẩm mà bệnh nhân viêm loét dạ dày nên ăn cần phải đảm bảo các yếu tố sau: Giúp niêm mạc dạ dày mau lành, không kích thích dạ dày tiết thêm dịch vị và hút được bớt dịch vị trong dạ dày.
Nhóm thực phẩm có tính hút acid
Nhóm thực phẩm bệnh nhân viêm loét dạ dày nên ăn bao gồm bánh mì, các loại bánh quy, bánh xốp… những thực phẩm này có tác dụng thấm hút dịch dạ dày dư thừa rất tốt. Ngoài ra, người bị viêm loét dạ dày nên ăn một số món ăn được chế biến từ gạo nếp, bột sắn, các loại khoai ninh nhừ… vì những đồ ăn này có tính bọc niêm mạc dạ dày tốt.
Nhóm thực phẩm giúp trung hòa acid
Để trung hòa lượng axit trong dạ dày, bệnh nhân nên sử dụng những thực phẩm như sữa nóng, trứng hấp, trứng rán. Tuy nhiên, chỉ nên ăn trứng rán 2 đến 3 lần một tuần để hạn chế tình trạng Cholesteron máu cao. Những ngưởi viêm loét dạ dày nên uống nước lọc thay vì thói quen sử dụng nước có gas, hay rượu bia,…
Viêm loét dạ dày nên ăn uống gì?
Nhóm thực phẩm giúp dạ dày tiêu hóa nhanh, giảm ứ trệ
Trong sữa chua có nhiều men vi sinh có lợi, khi vào dạ dày chúng giúp ức chế các vi khuẩn HP tồn tại trong dạ dày. Một hộp sữa chua một ngày sẽ rất tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày. Bạn cũng nên ăn các thực phẩm chứa nhiều đạm dễ tiêu như thịt nạc thăn, cá, tim lợn, thịt ngan…bạn nên bạn nên hấp, luộc hoặc om như vậy dễ tiêu hóa và hấp thu hơn.
Nhóm thực phẩm giúp mau lành vết thương
Nghệ và mật ong từ lâu đã được biến đến với công dụng làm lành vết thương rất hiệu quả, nên những người bị viêm loét dạ dày có thể sử dụng an toàn không tác dụng phụ. Ngoài ra, bạn nên ăn nhiều rau củ tươi vì nó cung cấp lượng vitamin A, B, C dồi dào có tác dụng làm lành chỗ viêm loét nhanh chóng. Trong nhóm này bạn nên dùng các loại rau thuộc họ cải như cải bắp, củ cải, rau cải… nên nấu chín bằng cách luộc hoặc hấp. Bạn cũng nên tích cự ăn tôm, vì trong tôm không chỉ giàu protein mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm giúp mọi vết viêm loét mau lành.
Mong rằng những thông tin mà giảng viên Tô Thị Hoan vừa cung cấp, bạn đã tự trả lời được câu hỏi bệnh biêm loét dạ dày nên ăn gì? Để có thể hộ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị.
Ngọc Mai – ytevietnam.edu.vn