Ngành y đổi mới: Tích cực nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình

Khi các bệnh viện quá tải, người bệnh phải mệt mỏi vì chờ đợi, 2-3 bệnh nhân nằm chen chúc trong 1 chiếc giường điều trị. Điều đó ảnh hưởng đến tâm lí, sức khỏe của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và bác sĩ.

Đại học y khoa mở phòng khám bác sĩ gia đình

Đây là phòng khám được nằm trong khuôn viên của Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, 3 tầng khang trang hiện đại, bệnh nhân được quản lí qua mã số.

Được biết ngoài những đơn vị cận lâm sàng, nội, ngoại, sản, nhi, tai mũi họng, mắt thì phòng khám còn có dịch vụ tư vấn tâm lý, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe tại nhà và khám bệnh công ty.

Mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch

Theo tin tức báo mới cách quản lí của phòng khám khá khoa học, bệnh nhân sẽ được lập bệnh án điện tử, lưu trữ những thông tin liên quan đến bệnh tật từ khi được theo dõi. Người bệnh cũng có thể đặt lịch trước, lựa chọn bác sĩ để khám và điều trị xuyên suốt. Nếu cần các bác sĩ gia đình sẽ chuyển bệnh án bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa  để tiếp tục điều trị. Về mức chi phí tương tự với bệnh viện tuyến tỉnh và huyện.

Bên cạnh chức năng khám và điều trị thì, phòng khám sẽ góp phần giảm tải, xử lí sớm vấn đề bệnh tật. Đồng thời đây còn là nơi thực tập của trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Mô hình bác sĩ gia đình đã nở rộ ở nhiều nước trên thế giới. Nhưng ở nước ta năm 2008 Bộ y tế chính thức tiếp nhận chuyên ngành y học gia đình và cho phép đào tạo bác sĩ.

Tích cực phát triển mô hình bác sĩ gia đình

Việt Nam đang phải chịu mô hình bệnh tật kép với các bệnh lây nhiễm lưu hành, các bệnh không lây nhiễm gia tăng nhanh. Năng lực cung ứng dịch vụ ở các tuyến cơ sở còn hạn chế dẫn đến tình trạng quá tải tại một số bệnh viện trung ương, tuyến cuối, chuyên khoa.

Mô hình bác sĩ gia đình giảm tải cho bệnh viện

Bộ y tế đã đưa ra định hướng phát triển của y tế Việt Nam là phát triển hệ thống y tế bền vững, bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Vừa phát triển y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao hiện đại đến các dịch vụ y tế cơ bản, có chất lượng ở nơi sinh sống. Năm 2016 – 2020, Bộ Y tế đã ban hành quyết định phê duyệt nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình.

Điều đó sẽ giảm được số lượng bệnh nhân đến viện, tăng chất lượng chăm sóc bệnh nhân hiểm nghèo tại viện, chất lượng giường bệnh, giảm ngày tái nhập viện. Điều đó đáp ứng nhu cầu tâm lí người dân không cần vào viện bất tiện, mất thời gian, tốn kém.

Bác sĩ sẽ chăm sóc cho tất cả các thành viên của gia đình, vì bệnh tật quan hệ mật thiết với yếu tố di truyền, dịch tễ. Tổ chức mô hình bác sĩ gia đình sẽ kết nối toàn bộ ngành y tế, không lọt bệnh, lọt dịch.

Cần tăng cường đầu tư xây dựng trạm y tế xã phường làm những hạt nhân đầu tiên cơ bản kết nối phòng khám bác sĩ gia đình trong địa bàn dân cư.  Bác sĩ gia đình là bác sĩ của dân, được hành nghề tự do, hành nghề tư nhân để có thể xã hội hóa hoạt động y tế gia đình.

Bắt đầu từ tháng 3/2017, Bệnh viện E – Hà Nội đã đưa ra chủ trương thực hiện lấy mẫu xét nghiệm, khám bệnh tại nhà. Đây là cơ sở công lập đầu tiên áp dụng mô hình trên.

Tuyết: ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version