Nghề Bác sĩ nhọc nhằn vất vả nhưng cứ “đâm theo”

Hành nghề Bác sĩ nhọc nhằn vất vả nhưng có mấy ai từ bỏ cái nghiệp đã ăn sâu vào trong máu của mình để khám bệnh cữu chữa cho hàng ngàn người đang trông chờ.

Bác sĩ – stress nhất trong mọi nghề

Chuyện các  lãnh đạo cao cấp của bệnh viện hoặc trong ngành Y như giáo sư, giám đốc phải đích thân vào phòng mổ phẫu thuật cho bệnh nhân không có gì xa lạ. đối với các Bác sĩ thông thường họ luôn ở trong tình trạng công việc quá tải dẫn đến kiệt sức thường xuyên xảy ra.

Nghề Bác sĩ nhọc nhằn vất vả nhưng cứ “đâm theo”

Bác sĩ Nam Anh phụ trách giảng dạy Cao đẳng Y Dược văn bằng 2 chia sẻ: Bác sĩ là ngành nghề đứng top về tình trạng kiệt sức, đặc biệt những người làm việc ở chuyên khoa cấp cứu và hồi sức khó tránh khỏi tình tráng stress, căng thẳng mệt mỏi bởi tỉ lệ bệnh nhân cần cấp cứu cao hơn các khoa khác. Theo thống kê của tạp chí Medscape ở châu Âu và Mỹ tỉ lệ Bác sĩ chuyên ngành bị kiệt sức từ 52-53%. Thậm chí Bác sĩ tự tử cũng đứng đầu so với các ngành nghề khác. Nguyên nhân phần lớn do họ làm việc quá tải, kiệt sức, không còn hứng thú với công việc. Mặc dù ở Việt Nam chưa có con số thông kê cụ thể nhưng tình trạng các thầy thuốc stress vì bệnh viện quá tải, bệnh nhân đông, không tuân thủ các nguyên tắc điều trị bệnh hoặc đến chữa bệnh không có ý thức…. chẳng kém gì các Bác sĩ ở nước ngoài.

Bác sĩ chịu nhiều áp lực cao

Nếu như ở các ngành nghề khác sau 4 năm học tập có thể làm việc độc lập thì ngành y hoàn toàn khác. 6 năm học vất vả cầm tấm bằng trên tay nhưng năng lực chưa thực sự được công nhận vì còn phải trải qua quá trình học chuyên khoa định hướng, thực hành lâm sàng, trực cả ngày lẫn đêm ở bệnh viện mới trở thành Bác sĩ chuyên nghiệp và được trao sự tin tưởng để chẩn đoán chữa bệnh cho con người.

Giảng viên Hồng Ánh tại trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Đối với những người làm trong ngành Y họ chịu áp lực công việc rất cao đồng thời áp lực học tập, thăng tiến lên cao. Bởi các phương pháp y học hiện đại trên thế giới thay đổi từng ngày chỉ cần lơ là, bỏ bê cập nhật kiến thức mới sẽ trở nên lạc hậu ngay.

Bạn sinh viên Lan Anh học trung cấp Y chia sẻ: Nghề Y luôn có sự hội nhập cao đồng thời cần có sự giao thoa với thế giới về phương pháp, kỹ thuật, công nghệ chữa bệnh tiên tiến trên thế giới. Nếu không nghiên cứu tài liệu, tin tức mới sẽ nhanh chóng bị tụt hậu so với đồng nghiệp hay các lớp trẻ đi sau. Bởi vậy học tập và thăng tiến cũng là một áp lực lớn đối với những người thầy thuốc. Không chỉ vậy để được cất nhắc thăng tiến trong nghề đòi hỏi Bác sĩ phải là Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 hoặc thạc sĩ ở tuyến bệnh viện tỉnh, Bác sĩ chuyên khoa cấp hoặc tương đương với tiến sĩ ở tuyến bệnh viện trung ương.

Bác sĩ luôn chịu những thiệt thòi

Nữ điều dưỡng viên Khánh Ly theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược học buổi tối cho biết: Nếu như các Bác sĩ nam có thể trông cậy vào vợ chăm lo gia đình, săn sóc con cái thì các đối tượng nữ làm Bác sĩ, nhân viên y tế sẽ vất vả nhiều bởi không có thời gian dành cho gia đình con cái. Thậm chí người thân ốm đau cũng không có cơ hội để chăm sóc, phụng dưỡng. Đã có rất nhiều những trường hợp đau lòng Bác sĩ cứu được bệnh nhân nhưng không cứu được chính người thân của mình. Chính những điều này cũng tạo nên áp lực, mệt mỏi đối với nhân viên y tế.

Không chỉ vậy tình trạng nhân viên y tế không còn hứng thú nhiệt tình với công việc, sức khỏe không đảm bảo cũng khiến cho chất lượng dịch vụ y tế bị ảnh hưởng.Bên cạnh đó họ còn phải lo lắng đảm bảo đời sống cho gia đình khi mức lương ở bệnh viện không đủ để chi tiêu chứ đừng mong tích cóp để mua xe, mua nhà. Có những vị Bác sĩ đã công tác với thâm niên hơn 40 năm trong nghề vẫn đi chiếc xe máy cà tàng từ thủa xưa, dù công việc có vất vả đến mấy vẫn mỉm cười với bệnh nhân.

Chỉ mong sao dư luận xã hội có cái nhìn đúng đắn về nghề đồng thời các lãnh đạo đầu ngành có chính sách phù hợp quan tâm đến đời sống nhân viên y tế sẽ giúp cho chất lượng dịch vụ y tế tốt hơn chứ đừng để họ loay hoay một mình nữa.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version