Nghề Y – giật mình giấc mơ chưa trọn vẹn
Bác sĩ vẫn phải mưu sinh để kiếm sống bằng đồng lương ít ỏi. Các cán bộ điều dưỡng đa khoa vẫn từng ngày làm việc như kéo dài chuỗi ngày vô tận trong những thị phi.
- Nghề Y Dược cao quý nên phải chịu thiệt thòi hơn so với ngành nghề khác?
- Những giọt nước mắt trên màu áo Blouse
- Cuộc thi viết về nét đẹp người thầy thuốc Việt Nam
Nghề Y – giật mình giấc mơ chưa trọn vẹn
Liều thuốc trợ tim đổi mới ngành Y ngày ấy!
14 năm trước, hẳn là những ai đã sống trong khoảng thời gian đó hiểu được nỗi khổ của những người làm việc trong ngành Y phải vất vả như thế nào? Trước khi có ánh sáng lớn từ chủ trương đổi mới của ngành Y tế, các Bác sĩ được ví von như: “như một đứa trẻ tiều tụy gầy mòn vì không nhận được sự chăm sóc xứng đáng của xã hội, đứng trước cơ may chấm dứt được những chuỗi ngày bơ vơ đói khổ. Sự cởi trói dành cho ngành Y và các cán bộ y bác sĩ như một bát cơm dành cho những người đói ăn lâu ngày, nay được bữa no hả hê”.
Đấy là những miêu tả chân thật về đội ngũ y Bác sĩ những người được xã hội trọng vọng với chữ Thầy, chỉ cách đây hơn chục năm. Xã hội hóa ngành Y ngày đó như một liều thuốc trợ tim cho những người đang đối mặt với cái chết đeo đuổi lâu ngày nay thấy lóe lên sự sống.
Nhớ lại ngày này năm ấy! Khi liều thuốc trợ tim đã đến kịp thời và mang hi vọng lại cho ngành Y. Nó đã xóa bỏ đi những công việc thường nhật của Bác sĩ đó là sáng vào ca mổ nhưng chiều lại về tranh thủ làm giò chả phụ giúp vợ hôm sau bán hàng Tết.
Liều thuốc trợ tim kịp thời ấy cũng đã đưa bác sĩ mang tên Lê Xứng Đáng (thật là cái tên hợp thời và có ý nghĩa) từ bỏ cái nghề làm hàng mã sau những ca trực và khoác lên mình chiếc áo nghiêm trang của một cán bộ quản lý Bệnh viện kiêm Bác sĩ…Nguyên do cũng bởi một lẽ tiền lương dành cho cán bộ Bác sĩ không nuôi đủ cho gia đình. Và nếu có ví von hơi quá thì có lẽ chỉ đủ cho 6 người ăn mỗi sáng mỗi 1 tháng. Một bữa sáng quan trọng của người Việt ai cũng biết!
Thời ấy Bác sĩ trí thức bậc cao phải làm công việc tay chân
Nhưng chủ trường xã hội hóa ngành Y được cho là bước đột phá, tuy trưa triệt để đến ngọn nhưng cũng làm thay đổi nhiều bộ phận Bác sĩ, cán bộ Y tế thời kỳ ấy. Sự thay đổi đó nhằm bù đắp lại quá trình đào tạo khắc nghiệt khó khăn gấp đôi thậm chí gấp 3 lần so với những ngành khác của Nghề Y.
Thời đó, để đào tạo ra một Bác sĩ – một cán bộ điều dưỡng đa khoa chuyên sâu không chỉ về chuyên môn đã lâu. Mà còn phải mất hơn chục năm dòng dã, học tới học lui thi lên thi xuống. Hơn nữa chưa kể “tinh thần Hippocrate” phải thấm sâu và phải biết đau với nỗi đau thể xác và thấm với nỗi đau tình thần của Bệnh nhân. Thế nhưng với những gì mà xã hội thời đó và bây giờ mang đến cho ngành Y lại toàn những sự thất thểu và không trọn vẹn.
Sự không trọn vẹn được thể hiện trong suốt hơn chục năm qua, cái cơ thể hôn mê sâu được cứu vớt bởi liều thuốc trợ tim ấy chỉ để duy trì thâm thân như ông Lê Xứng Đáng cải thiện được phần nào khi không cam chịu cái cảnh khó khăn về vật chất kia nữa.
Làn sóng dời bỏ bệnh viện Công để ra làm thành lập phòng khám cũng manh nha hình thành từ đó. Mặc dù quyết định rời bỏ cơ quan nhà nước đối với nhiều cán bộ bác sĩ lúc ấy là việc làm được cho là điên rồ và không khác nào tự vẫn. Nhưng dù sao cũng chính sự cởi trói nhờ chính sách ấy mà ngành Y tế có ngày hôm nay.
Tuy nhiên sau ngần đấy năm giấc mơ vẫn còn đang dang dở, Bác sĩ thì vẫn phải mưu sinh và hơn ai hết họ vẫn đang sống giữa những thị phi bởi sự ghẻ lạnh của người đời khi mà đang ngày đêm chăm lo và đem lại sự sống cho xã hội.
Bức ảnh này được chụp năm 1987, sau 23 giờ của một phẫu thuật ghép tim, Bác sĩ Zbigniew Religa đang quan sát monitoring để đảm bảo bệnh nhân an toàn.(phụ tá của ông đang ngủ). Bức ảnh này được tạp chí National Geographics xem là đắt giá ghi lại khoảnh khác chân thực của nghề Y.
Ngành Y – giật mình giấc mơ chưa trọn vẹn
Hơn 14 năm qua, liều thuốc trợ tim ấy vẫn duy trì sự sống cho các cán bộ đội ngũ ngành Y, nhưng nó vẫn không thể nào vực dậy một cơ thể vẫn trong tình trạng hôn mê sâu và dài như căn bệnh đột quỵ não bộ. Bộ não vẫn chưa hoạt động được vì thế vẫn không giúp cơ thể vẫn chìm trong giấc mơ dài chưa có hồi kết.
Nói như một vị Bác sĩ đang công tác tại một trường Cao đẳng Y Dược: “nó chỉ giải quyết cho đứa trẻ đang bị suy kiệt thoát khỏi chết đói, nhưng ngay sau đấy chúng ta phải đứng giữa ngã ba đường để hứng chịu những cơn phong ba đầy cát bụi” mà những trận phong ba cát bụi đó là nguyên nhân gây nên những thị phi trong ngành Y trong suốt nhiều năm qua mà đó là chiếc phong bì, đó là Y đức, đó là tiền bạc…
“Chiếc phong bì” không còn biểu tượng của ngành văn thư lưu trữ nữa mà nó đang được gán cho các Bác sĩ, y tá và cả những sinh viên Y khoa đang theo học với một sự tự tôn của nghề nghiệp. Đây cũng là cơ hội để cho giới truyền thông có cơ hội vùi dập và hả hê đối với một nghề mà đáng lẽ ra cần phải ca tụng. Tuy nhiên cũng không phải vì thế mà ngành Y chúng ta che giấu những ung nhọt đang cố kéo dài tình trạng hôn mê sâu đó.
Xét cho cùng thì nghề nào cũng có những cái giá phải trả nhưng cái giá phái trả cho ngành Y đang quá đắt. Cứu cả nghìn cả vạn người từ tay thần chết nhưng chỉ vì những tai biến y khoa có thể phủi sạch tất cả những công lao.
Đâu đó vẫn có những Bác sĩ vẫn đang hết lòng cống hiện cho dù phải ngậm đắng trước những thị phị trong ngành – thị phi xã hội. Hay ở giữa lòng thủ đô, nơi đại ngàn sâu thẳm, giữa muôn trùng biển khơi, vẫn có những Bác sĩ hết lòng vì nghề, những bác sĩ vẫn ngày đêm canh giấc ngủ cho Bệnh nhân thậm chí thiếp đi trong phòng mổ bởi những những hơi thuốc mê còn vương lại trong không gian.
Những người vẫn ngủ gật bởi những tiếng du dương của chiếc máy monitor trong phòng hồi sức như lời du của mẹ sau một đêm dài mệt mỏi. Để rồi bằng hoàng thức giấc trong một cơn trợ tim đột ngột trong mơ khi người nhà bệnh nhân kêu cứu. Và hơn hết là dưới ánh nhìn sâu thẳm về một nghề cao cả từ phí đồng nghiệp đang cùng trực.
Bức ảnh gây chấn động trên mạng xã hội năm vừa qua ghi lại khoảnh khắc các
Bác sĩ tại một bệnh viện làm việc mệt quá chợp mắt.
Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi suy nghĩ về thái độ ứng sử với nghề này để gượng dậy một cơ thể yếu ớt nhưng vẫn còn hi vong. Hi vọng như chính tinh thần của ngành Y “còn hi vọng còn cứu chữa”. Chính xã hội, hơn ai hết phải một lần nữa thêm một liều thuốc trợ tim để chấm dứt tình trạng hôn mê sâu của cơ thể y khoa kia.
Để khi tỉnh dậy chúng ta thở dài nhẹ nhõm đó chỉ là giấc mơ và không có thật. Đừng để giấc mơ là có thật khi ấy niềm tin vào Y khoa bị lung lay, các Bác sĩ sẽ “chùn tay” khi giằng co với thần chết để đem lại sự sống cho nhân loại chỉ vì những ngờ vực, những thị phi mà không đặt niềm tin vào đội ngũ Y khoa. Giờ đã là lúc để khép lại giấc mơ đó và hi vọng vào đội ngũ Y khoa luôn có Tâm có Tầm và có Tài.
Nguồn: Ytevietnam.edu.vn