Nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi trong thời đại mới
Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII chỉ rõ: Nâng cao nhận thức, thực hành về bình đẳng giới; đẩy mạnh truyền thông giáo dục hành vi nhằm giảm thiểu mất cân bằng GTKS.
- Dân ngành Y Dược thuộc cung hoàng đạo này sẽ bao giờ lo thất nghiệp
- Ai là người thiệt thòi nhất sau bạo hành y tế?
- Vì sao bác sĩ xứng đáng được nhận lương cao
TSGTKS tăng theo trình độ học vấn của người mẹ
Cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 1999 theo cập nhật của Tin Y học mới thì khi đó Tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) là 107 bé trai/100 bé gái và con số này thay đổi theo từng năm. Năm 2009, tỉ số này là 110,5 và tăng lên 113,8 năm 2013, cho đến nay tỉ số này vẫn dao động xung quanh ngưỡng 112,2. TSGTKS tại Việt Nam cao ngay trong lần sinh đầu tiên (110,2). Áp lực sinh con trai trong lần sinh thứ 2 được giảm bớt nhưng lần 3 trở đi thì áp lực bắt buộc phải có con trai được thể hiện một cách mạnh mẽ nhất lên đến 120,2 bé trai/100 bé gái; đặc biệt là đối với các cặp vợ chồng chưa có con trai, tỉ số này lên tới 148,4/100.
Tuy nhiên một trong những đặc điểm đáng chú ý nhất là TSGTKS tăng lên theo trình độ học vấn của người mẹ. Tức những bà mẹ có trình độ học vấn càng cao thì tình trạng cân bằng TSGTKS theo đó cũng cao mà không phải nhóm các bà mẹ có học vấn thấp. TSGTKS tăng từ mức 106 – 111 ở các bà mẹ có trình độ Tiểu học lên mức 113 ở bậc THPTvà cuối cùng là 115 ở bậc Đại học trở lên (Điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ 1/4/2014). Đặc biệt ở nhóm những bà mẹ với 3 năm đi học, TSGTKS tương tự mức sinh học tự nhiên là 105.
Lạm dụng khoa học, công nghệ trong lựa chọn giới tính
Theo Điều tra biến động của Tổng cục Thống kê năm 2013 cho thấy có đến 83% bà mẹ biết giới tính thai nhi trước khi sinh. Việc lạm dụng khoa học, công nghệ đã dẫn tới việc lựa chọn giới tính thai nhi ngày càng phổ biến hầu khắp các địa phương. Nếu không có những biện pháp can thiệp quyết liệt, nước ta sẽ thiếu khoảng 2,3 – 4,3 triệu phụ nữ vào năm 2050 gây hệ lụy cho sự phát triển bền vững.
Trong bối cảnh đó, không ít người đang học tập và làm việc trong ngành Y Dược như Cao đẳng Hộ sinh, công tác dân số đang lo lắng về những hệ lụy của việc mất cân bằng TSGTKS này cả về mặt xã hội, kinh tế và an ninh.
Theo Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế), ông Nguyễn Văn Tân cho biết, việc mất cân bằng TSGTKS sẽ gây ra những hệ lụy biến động xã hội theo chiều hướng xấu như: tình trạng nữ giới kết hôn sớm do khan hiếm cô dâu, giành giật trong quá trình tìm kiếm bạn đời, tỉ lệ ly hôn và tái hôn của phụ nữ sẽ cao; tình trạng xâm hại tình dục, mại dâm, mua bán phụ nữ và trẻ em tăng cao,…
Giải pháp tình thế
Trước tình trạng trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 486/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025 với mục tiêu khống chế có hiệu quả tốc độ gia tăng TSGTKS, tiến tới đưa TSGTKS trở lại mức cân bằng tự nhiên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp CNH,HĐH đất nước vào ngày 23/3/2016. Cùng với đó là Quyết định số 1472/QĐ-BYT ngày 20/4/2016 và Công văn số 4111/BYT-TCDS ngày 05/7/2016 của Bộ Y tế chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án của tỉnh.
Theo dõi số liệu báo cáo thống kê chuyên ngành Dân số hàng năm, trên 50% số tỉnh, thành phố TSGTKS của năm sau cao hơn năm trước. Năm 2014, 15/63 tỉnh, thành phố có TSGTKS trên 115/100 là những tỉnh thuộc miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ. Năm 2015, giảm xuống 13/63 tỉnh, thành nhưng tăng thêm ở khu vực Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt trong năm 2016, tăng lên 22/63 tỉnh, thành và chỉ có 18 tỉnh, thành phố có TSGTKS giảm, còn 45 tỉnh, thành phố có TSGTKS tăng so với năm 2015.
Theo tin tức báo mới thì bên cạnh việc tự chấp nhận những quan niệm cổ hủ, bản thân nhiều phụ nữ bị áp lực dòng họ, áp lực của gia đình nhà chồng. Do đó công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng giới tính là loại bỏ quan niệm coi con trai hơn con gái, từ đó sẽ không còn tình trạng siêu âm để biết giới tính thai nhi và sẽ không có hành vi lựa chọn giới tính thai nhi.
Mặc dù giảm TSGTKS là việc rất khó khăn và không thể làm trong ngày một ngày hai nhưng với những nỗ lực của Đảng, của Nhà nước cùng ý thức của người dân trong việc nâng cao nhận thức thì một ngày không xa thiết nghĩ rằng nước ta sẽ đưa được TKGTKS quay trở về mức bình thường.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn