Người bệnh cần làm gì khi bị bong gân?
Bong gân, trật khớp là một trong những tai nạn thường gặp trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, khi bị bong gân, trật khớp nếu người bệnh không xứ trí kịp thời sẽ gây sưng nề, đau nhức vô cùng khó chịu.
- Người bị đau dạ dày nên kiêng ăn những thực phẩm gì?
- Phòng tránh cước chân mùa Đông hiệu quả nhất
- Sơ cứu tại chỗ cho người bị sốc ma túy như thế nào?
Người bệnh cần làm gì khi bị bong gân?
Chúng ta dễ dàng bắt gặp tình trạng bong gân, trật khớp trong vấn đề sinh hoạt hàng ngày, tai nạn giao thông,…. Nhiều người thường xem nhẹ việc bong gân, lựa chọn phương án tự điều trị, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được chủ quan trước việc bị bong gân, vì nó dễ dẫn đến những hậu quả rất nặng nề.
Dấu hiệu nhận biết bong gân
Bác sĩ Chu Hòa Sơn giảng viên lớp Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, bong gân là thuật ngữ thường được nhân dân sử dụng để chỉ những tổn thương do căng dãn, hoặc đứt một phần hay hoàn toàn dân chẳng đến việc mất vững giữa khớp. Bong gân thường là hậu quả của những chấn thương đột ngột, gắng sức do cơ chế chấn thương trực tiếp hoặc gián tiếp vào vùng khớp, dẫn đến tình trạng các dây chằng khu vực bị tổn thương giãn quá mức dẫn đến rách một phần hoặc toàn bộ.
Biểu hiện của bong gân là hiện tượng đau, sưng nề, bầm tím, tụ máu vùng khớp, giảm khả năng vận động của khớp và của chi bị tổn thương. Có trường hợp nặng, bong gân dẫn đến tình trạng lỏng khớp và mất chức năng vận động của khớp.
Khi bạn bị bong gân sẽ cảm thấy đau nhói như điện giật ở vùng khớp bị chấn thương, sau đó, khớp tê dại không còn đau nữa. Sau khoảng 1 giờ bạn sẽ có cảm giác đau nhức dần dần trở lại. Nếu cơn đau bình thường bạn có thể tự xử lý tại nhà, nếu cơn đau càng dữ dội, sưng bầm thì bạn nên đến cơ sở khám chữa bệnh để kịp thời có phương án xử lý.
Bệnh nhân nên kê vị trí bị bong gân lên cao
Khi bị bong gân bạn cần tiến hành làm gì?
- Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi, di chuyển ít là một trong những biện pháp cần thực hiện để hạn chế ảnh hưởng của và nhanh chóng chữa lành bong gân. Trong trường hợp bong gân ở các chỉ có thể dùng nạng để tiện đi lại sinh hoạt tránh gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực bị tổn thương. Trường hợp, nếu bong gân quá nghiêm trọng bạn cần đến Bác sĩ chuyên khoa đến được thăm khám và điều trị kịp thời
- Chườm đá
Đã có nhiều trường hợp, sau khi bị bong gân đã tiến hành chườm nóng, tuy nhiên việc chườm nóng không những không cải thiện được tình trạng bệnh lý mà còn làm cho tình trạng đau nhức, sưng tồi tệ hơn. Do đó, trong 24h đầu tiên sau khi bị chấn thương bạn nên chườm lạnh khoảng 20 – 30 phút, thực hiện 4-8 lần/ ngày hoặc cho đến khi đỡ sưng nề, bạn nên dùng túi nhựa sau đó bọc túi lại tránh trường hợp đá lạnh tiếp xúc gây tê cóng.
- Kê vị trí bị bong gân lên cao.
Việc hạn chế tối đa những áp lực cho vùng bị chấn sẽ giúp bong gân giảm thiểu tình trạng sưng, phù nề, tím tái.
Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giảm đau tại nhà
- Điều trị bong gân
Dược sĩ Đặng Nam Anh giảng viên lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Hà Nội chia sẻ, đối với bong gân nhẹ và vừa bạn có thể tự chăm sóc tại nhà và dùng thuốc giảm đau chống viêm thông thường như ibuprofen, paracetamol,… Người bệnh có thể tập phục hồi chức năng khi người bệnh cảm thấy đỡ đau. Quá trình người bệnh tập vận động được thực hiện từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ nhàng đến nặng hơn.
- Biến chứng có thể gặp
Phần lớn bong gân nếu được điều trị đúng cách sẽ có kết quả tốt, vùng chấn thương sẽ trở lại cơ năng bình thường. Tuy nhiên, nếu tập luyện không tốt, không đúng cách sẽ thường dẫn đến cứng khớp, đau dai dẳng quanh khớp và dễ chấn thương tái diễn.
- Cách xử trí với vết bầm tím tại vùng bị chấn thương
Trên da sẽ xuất hiện các vết bầm tím đó là một chấn thương da khá phổ biến, xảy ra khi có tác động phá vỡ các mạch máu nhỏ dưới da để giảm việc bầm tím bạn có thể chườm lạnh để làm hạn chế việc sưng tẩy và bầm tìm
Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn