Người dân cần làm gì để tránh hít phải thủy ngân trong không khí?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Vụ cháy lớn ở công ty Rạng Đông khiến các chuyên gia lo ngại thủy ngân rò rỉ ra môi trường gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, vậy cần làm gì để tránh hít phải thủy ngân trong không khí?

Người dân cần làm gì để tránh hít phải thủy ngân trong không khí?

Người dân cần làm gì để tránh hít phải thủy ngân trong không khí?

Theo Tin tức Y học, vụ cháy lớn ở công ty sản xuất phích nước, bóng đèn khiến một lượng lớn chất độc hại trong sản xuất rò rỉ ra môi trường, gây ra nhiều nguy hiểm đến sức khỏe cho những người sống ở khu vực xung quanh.

Thạc sĩ Hóa học Nguyễn Thị Thảo, giảng viên Cao đẳng Dược Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trong mỗi bóng đèn sản xuất có vài mg thủy ngân được quy định ở mức an toàn. Tuy vậy khi một số lượng rất lớn bóng đèn vỡ sẽ làm thủy ngân phát tán ra không khí rất nhiều. Không chỉ riêng thủy ngân, vụ cháy còn có thể thải ra môi trường nhiều chất độc hại khác như photpho, bột kẽm, lưu huỳnh… và đều gây nguy hại đến sức khỏe nếu hít phải.

Làm thế nào để tránh hít phải thủy ngân trong không khí?

Hiện nay, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên rửa mắt mũi, xúc miệng họng mỗi ngày bằng dung dịch natri clorid 4-6 lần một ngày trong thời gian 7-10 ngày kể từ khi xảy ra vụ cháy. Các chuyên gia cũng khuyến cáo người dân đi đường phải bịt kín khẩu trang, mặc quần áo che kín. Loại khẩu trang tốt nhất nên sử dụng khẩu trang y tế hoặc khẩu trang có hoạt tính.

Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế cũng lưu ý người dân không ăn các loại thực phẩm rau, trái cây, gia súc, gia cầm được nuôi trồng trong bán kính 1km kể từ tâm đám cháy, người dân cũng lưu ý không dùng nước tại các bể chứa hở trong bán kính 1km.

Các cơ quan chức năng cũng khuyến cáo sơ tán người già, trẻ em, những người đang bệnh ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng của vụ hỏa hoạn khoảng 10 ngày để tránh bị ảnh hưởng nguy cơ nhiễm độc.

Để tránh bị nhiễm độc, người dân cần thay, giặt sạch toàn bộ quần áo bằng xà phòng giặt sạch nhiều lần sau đó ngâm nước nóng 70-80 độ; rửa sạch các dụng cụ như thau rửa các vật dụng chứa nước, vật dụng sinh hoạt có bám bụi.

Tiêu hủy các loại rau, trái cây tự trồng trong vòng bán kính 500m tính từ tâm đám cháy.

Vụ cháy lớn ở công ty sản xuất bóng đèn, phích nước

Vụ cháy lớn ở công ty sản xuất bóng đèn, phích nước

Những nguy hiểm khi hít phải thủy ngân trong không khí?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, nếu người dân chẳng may hít phải không khí có chứa thủy ngân thì chất này sẽ hấp thu nhanh qua đường hô hấp, sau đó qua màng phế nang vào máu đến thận, gan lách và hệ thần kinh trung ương.

Nếu hít phải thủy ngân có thể gây nên các triệu chứng nguy hiểm như bệnh phổi nặng cấp tính (ho, khó thở, tức ngực), một số trường hợp bị nhiễm độc nặng có thể gây ra ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí có thể gây tử vong nếu tiếp xúc lượng thủy ngân nhiều.

Nếu như tình trạng phơi nhiễm với mức thủy ngân cao có thể khiến người bị nhiễm độc thủy ngân tăng nguy cơ mắc các biến chứng lâu dài như: Tổn thương thần kinh, rối loạn khả năng sinh sản, gây hại cho tim mạch.

Chính vì vậy nếu thấy có bất cứ biểu hiện nào cho thấy bị nhiễm độc thủy ngân, người dân cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra và được xử lý kịp thời.

Ytevietnam.edu.vn.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới