Người thầy thuốc hơn 20 năm gắn bó với bệnh nhân HIV
20 năm gắn bó với bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hưng là người thấu hiểu hơn ai hết về sự cô đơn và dằn vặt của những người bệnh nhiễm HIV nơi đây.
- Làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo ngành y tế?
- Giấc Mơ Bác Sĩ – Giấc Mơ Đáng Tự Hào.
- Hãy Quý Trọng Những Bác Sĩ Con Từng Gặp Trong Đời
Bệnh viện 09 Hà Nội một chiều cuối thu chiếc xe tang lặng lẽ rời khỏi cổng Viện trong một buổi chiều ảm đạm. Đám tang không người thân, không kèn trống, không người khóc lóc… cho một bệnh nhân nhiễm HIV. Những bệnh nhân khác nhìn theo như hình chiếc xe từ từ đi khỏi bệnh viện, trong mắt họ thể hiện sự cô đơn như biết trước được số phận của mình.
Bác sỹ Hưng khám bệnh cho những người nhiễm HIV (Ảnh sưu tầm).
Hơn 20 đồng hành cùng bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.
Hơn 20 năm thường xuyên chứng kiến sự ra đi sự ra đi lặng lẽ – cô đơn như những hình ảnh xấu số đó, Bác sỹ Nguyễn Ngọc Hưng không khỏi chạnh lòng. Hai mươi năm thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, Bác sỹ Hùng là người hơn ai hết thấu hiểu về sự cô đơn và dằn vặt của người bệnh.
Nhiều bệnh nhân được đưa vào Viện trong tình trạng sức khỏe vô cùng yếu ớt và có dấu hiệu không qua khỏi nhưng khi hỏi về thông tin cá nhân, bệnh nhân nhất quyết dấu và cố tình đọc sai tên địa chỉ. Có những bệnh nhân vào điều trị xong họ lại muốn tìm đến cái chết, người nhà nhờ bác sỹ động viên người bệnh hợp tác thì lại không cứu được.
Nhiều trường hợp những người nghiện ma túy và biểu hiện giai đoạn cuối của AIDS vào viện nhưng lên cơn còn đe dọa bác sỹ, lấy kim tiêm tự hút máu mình gây áp lực với bác sỹ để đòi thuốc. Có trường hợp có dấu hiệu không qua hỏi chúng tôi gọi người nhà để lo chuẩn bị hậu sự nhưng cũng bị gia đình chối bỏ. Tôi hiểu cái cảm giác của gia đình bởi họ quá mệt mỏi, kiệt quệ về cả kinh tế lẫn tinh thần với những người nghiện và nhiễm H như thế. Bác sỹ Hưng chia sẻ.
Xã hội kỳ thị cả với các Thầy thuốc bác sỹ như chúng tôi.
Làm việc trong môi trường này, người thầy thuốc cũng giống như những chiến sỹ trên chiến trường thầm lặng vẫn ngày đêm phải chiến đấu với căn bệnh thế kỷ, và chiến đấu với những suy nghĩ và ngay cả sự kỳ thị của cộng đồng của xã hội.
Xã hội không chỉ ký thị với chính những bệnh nhân nhiễm H mà còn kỳ thị với cả những bác sỹ điều trị như chúng tôi, những cơ sở bán hàng những người dân ven đường quanh bệnh viện nếu biết Bác sỹ đi ra từ bệnh viện cũng ngại giao lưu và tiếp xúc. Nhiều bác sỹ nữa hay những cô y tá – điều dưỡng luôn phải giấu thông tin làm việc ở nơi đây nếu không nói bị coi thường. Nhiều cán bộ bác sỹ ngay cả tôi (BS Hưng) có tư tưởng không yên tâm công tác và muốn chuyển nghề.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hưng. (Ảnh sưu tầm).
Day dứt với bệnh nhân và với nghề.
Bác sỹ Hưng chia sẻ có nhiều lần có ý định chuyển nghề và có cơ hội với công việc tốt hơn môi trường vị trí cao hơn nhưng khi chứng kiến những giọt nước mắt của những người thân hay những giọt nước mắt của bệnh nhân trước khi lìa xa cõi đời này, tôi lại day dứt vì đã không cứu được họ. Cũng một phần vì gia đình và cơ quan động viên và phần như có gì đó níu kéo. Vì bệnh nhân và đồng nghiệp ở đây rất cần mình, ai cũng đi như mình thì những người bệnh họ sẽ ra sao, không lẽ cứ chứng kiến sự ra đi mà không có cách nào ngăn chặn những cái chết trẻ đấy à.
Lời bác sỹ Hưng văng vẳng vừa chấm dứt thì chiếc xe của bệnh viện đang hú còi ngoài sân khiến Bác sỹ vội vàng đứng lên bước ra khỏi cửa. Cả một tấm lòng vì bệnh nhân luôn như thế trong suốt 20 năm qua.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn tổng hợp.