Người thầy thuốc loay hoay tìm lối đi riêng

Người thầy thuốc vẫn chưa tìm được sự dung hòa giữa quyền lợi, đạo đức nghề nghiệp với những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội .

Người thầy thuốc đã từng được rất coi trọng

Trước Cách mạng tháng 8, các “quan đốc tờ”- người thầy thuốc luôn là hình bóng trong mộng của các cô tiểu thư khuê các. Với mức lương cao ngất ngưởng, những “đốc tờ” làm ở bệnh viện luôn được mọi người ngưỡng mộ, khâm phục bởi nghề cứu chữa bệnh cho người vô cùng cao quý.

Người thầy thuốc loay hoay tìm lối đi riêng

Đến thời bao cấp, các thầy thuốc cũng nhận được rất nhiều ưu đãi và được tuyên thưởng tinh thần với danh hiệu  “Nghề cao quý trong những nghề cao quý”, bác sĩ luôn được ưu đãi trong xã hội. Dù ở trong thời kì đói kém vất cả nhưng vẫn có bao vị giáo sư, bác sĩ mẫu mực tài năng ghi danh khắp năm châu bốn bể để lại niềm tự hào trong lòng bao thế hệ người dân.

Thời kì cả xã hội vận hành theo nền kinh tế thị trường, hầu như các ngành đều liên quan đến thương mại, sản xuất tự do phát triển. Cả xã hội bắt đầu chạy theo những giá trị vật chất, các giá trị nhân bản bắt đầu bị đảo lộn. Con người bắt đầu có sự so sánh họ cho rằng phải kiếm được nhiều tiền mới là danh giá, thành công. Những người thầy thuốc ngơ ngác, bối rối trong vòng xoay kim tiền một cách tuyệt vòng. Bởi họ nhận đồng lương do nhà nước chi trả nhưng gia đình vợ con phải sống trong cảnh nghèo khó, áp lực kinh tế đè nặng trên vai.

Anh Nguyễn Hải hiện đang công tác tại một bệnh viện lớn tại Hà Nội cựu sinh viên Cao đẳng Y Dược Hà NộiTrường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Trong khi những ngành nghề khác “lên hương” được phát triển mạnh mẽ thì nghề y tụt thê thảm. Có những giai đoạn hàng vạn bác sĩ ra trường không có việc làm, làm không lương tại các bệnh viện, không ít người chuyển qua làm trình dược viên cho các hãng thuốc. Thậm chí có nhiều người bỏ nghề về làm nông, chạy xe ôm, làm cò, làm cửu vạn… Còn người trong nghề cũng cảm thấy chán ngán…

Người thầy thuốc loay hoay tìm lối đi riêng

Vốn dĩ những người theo ngành Y họ đã từng là những người xuất sắc, thậm chí là xuất sắc của xuất sắc bởi vậy họ phải tìm mối đi riêng cho mình trong cái xã nhộn nhạo đó. Bởi khi xã hội lấy đồng tiền làm thước đo phẩm giá con người để vực dậy kinh tế gia đình cũng như nuôi sống vợ con họ không thể bám lấy cái danh “Nghề cao quý của những nghề cao quý” mà phải kiếm tiền cho tương xứng với các ngành nghề khác.

Chị Thanh Ngọc đang theo học Chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Hà Nội chia sẻ: Hiện nay những người thầy thuốc, điều dưỡng viên… phải tự tìm cách trang trải cho cuộc sống của mình. Có người mở phòng khám riêng, làm thêm giờ, đăng kí trực đêm… để lo kinh tế gia đình. Cũng đúng thôi họ cũng là con người, cũng có những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống chứ không thể hít khí trời để sống. Công bằng mà nói ngành Y vẫn là ngành nghèo trong xã hội bởi các giám đốc, trưởng phòng bệnh viện sao có thể giàu hơn so với các giám đốc, trưởng phòng các doanh nghiệp, ngân hàng cùng cấp.

Trên thực tế thu nhập của bác sĩ chỉ đủ sống tằn tiện nếu không muốn nói là nghèo. Vậy mà nhiều người cứ nghĩ thu nhập của người thầy thuốc cả trăm triệu. Kì lạ, trong khi cả xã hội đã bước sang nền kinh tế thị trường thì tư duy của người dân vẫn ở những năm 30 của thời bao cấp. Người dân có thể phung phí hàng chục triệu để sắm điện thoại mới, thay xe mới, … họ lại tiếc vài trăm nghìn tiền thuốc chữa bệnh. Thậm chí khi có những sự cố tai biến không may xảy ra họ bắt bệnh viện bồi thường đến cả bạc tỷ, người nhà bệnh nhân sẵn sàng hành hung các bác sĩ đang thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh.

Anh Minh Quân từng theo học Chuyển đổi Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ: Người bệnh thực hiện chi trả mức viện phí theo quy định của nhà nước nhưng luôn kì vọng vào bệnh viện phải đáp ứng thật tốt mọi yêu cầu của họ, đương nhiên người thầy thuốc vẫn luôn làm tròn trách nhiệm của họ. Một khi các đòi hỏi không được đáp ứng bệnh nhân sẵn sàng lăng mạ, xúc phạm hành hung bác sĩ.

Trong khi mức chi phí đầu tư cho y tế của nước ta thuộc hàng thấp nhất trên thế giới nhưng nhiều người bệnh lại kì vọng có nền y tế ngang tầm so với khu vực cũng như các nước đứng đầu thế giới. Bởi vậy ngành Y cần đổi mới tư duy đánh giá giá trị lao động đúng với quy luật thị trường, hãy để người dân được chi trả đúng giá để có được dịch vụ y tế tốt nhất cũng như bác sĩ được chi trả xứng đáng cho công sức của mình bỏ ra.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version