Nguy hiểm của bệnh quai bị mà bạn nên biết

Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp và có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như viêm não, viêm màng não thận chí là gây vô sinh ở nam giới.

Quai bị là gì?

Quai bị hay còn được gọi là bệnh chàm bàm, là một bệnh lý lây truyền do virus Paramyxovirus gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ 5-8 tuổi, cả trẻ lớn khi chưa được tiêm phòng quai bị và lứa tuổi vị thành niên chưa có miễn dịch quai bị, người lớn cũng có thể mắc quai bị nhưng tỷ lệ là thấp hơn.

Bệnh quai bị do virus lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp

Bệnh quai bị lây như thế nào?

Mùa đông xuân là thời gian bệnh quai bị xuất hiện nhiều nhất, do virus paramyxovirus gây nên. Bệnh quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp qua đường hô hấp. Biểu hiện phổ biến nhất của bệnh quai bị là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ.

Bệnh quai bị do virus lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị

Khi thấy những dấu hiệu mắc bệnh quai bị thì nên sớm điều trị bệnh

Vậy cần làm gì khi bị quai bị?

Khi thấy những dấu hiệu mắc bệnh quai bị thì  người bệnh nên đến cơ sở Y tế uy tín, phòng khám bệnh chuyên khoa để các bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh bởi vì viêm tuyến nước bọt không chỉ do virut quai bị mà còn có thể do nhiều loại virut hoặc vi khuẩn khác.

Với người bệnh bị viêm tuyến nước bọt thì cần vệ sinh họng, miệng, đánh răng sạch sẽ sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Có thể súc họng, súc miệng bằng các dung dịch nước muối sinh lý hoặc một số dung dịch sát khuẩn khác.  Người bệnh cần uống nhiều nước, nghỉ ngơi tại giường, tránh tiếp xúc với những người có nguy cơ cao mắc bệnh tối thiểu 10 ngày. Đối với nam giới bị viêm tinh hoàn hoặc nữ giới bị viêm buồng trứng thì cần đến ngay cơ sở Y tế để bác sĩ tư vấn khám bệnh.

Khi chăm sóc bệnh nhân, thì cần đeo khẩu trang y tế đúng tiêu chuẩn để hạn chế đến mức tối đa virut lây sang người chăm sóc. Với những trẻ em, thanh tiểu niên, người chưa có miễn dịch thì cần tiêm vaccin phòng bệnh.

Hiền-Ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version