Nguyên nhân gây nên hiện tượng nhược thị ở trẻ

Nhược thị là hiện tượng không phổ biến ở trẻ, nhưng trên thế giới có khoảng 2% trẻ em mắc hiện tượng này. Nếu trẻ bị nhược thị sẽ khiến tầm nhìn của trẻ bị cản trở, nếu căn bệnh này không được phát hiện và điều trị trước 8 tuổi thì bệnh sẽ đeo bám trẻ suốt đời.

Nhược thị khiến tầm nhìn bé nhạt nhòa
Nhược thị khiến tầm nhìn bé nhạt nhòa

Nguyên nhân gây nhược thị ở trẻ nhỏ

Một trong số nguyên nhân khiến nhược thị ở trẻ là do mắc các tật khúc xạ về mắt như cận thị, loạn thị, viễn thị khi chưa đến tuổi đi học.

Bé có thể mắc các bệnh lý và tật mắt như lé mắc, sa mí mắt.

Những trẻ mắc bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh thì việc bị nhược thị là điều không tránh khỏi.

Thông thường, khi bị nhược thị thì trẻ thường bị một bên mắt, nhưng khi điều trị chậm trễ thì sẽ đối mặt với tình trạng trẻ nhìn vật xung quanh chỉ thấy những thứ mờ mờ.

Phương pháp điều trị nhược thị ở trẻ

Để điều trị nhược thị ở trẻ hiệu quả nhất thì cần phát hiện sớm và điều trị trước 8 tuổi. Để có phương pháp điều trị đúng đắn thì cần đi khám Bác sĩ khoa mắt để thăm khám kịp thời.

Nhược thị ở trẻ khiến trẻ có rất nhiều nguyên nhân khác nhau

Kể cả trẻ không có các triệu chứng thì bố mẹ cũng nên cho bé đi khám mắt định kỳ để phát hiện bệnh và có cách điều trị đúng đắn.

Đồng thời nếu trẻ đã bị nhược thị thì sẽ được phẫu thuật để khắc phục hiện tượng này:

Với trường hợp bị nhược thị do đục thủy tinh thể thì nên tiến hành phẫu thuật thay thế đục thủy tinh thể.

Nếu trẻ bị sụp mi thì sẽ được điều chỉnh sụp mi, hoặc chỉnh kính cho vừa với độ mắt của bé. Song quan trọng hơn cả là cần có một kế hoạch điều trị lâu dài. Trong đó có cả những bài tập vật lý trị liệu để giúp bé khắc phục tình trạng nhược thị.

Các phương pháp điều trị nhược thị ở trẻ sẽ phát huy tác dụng tối ưu nếu được điều trị cho trẻ trước 8 tuổi, còn sau độ tuổi này thì trẻ sẽ phải tiến hành điều trị, tập luyện lâu dài từ vài tháng cho đến 1 năm.

Dù có được điều trị ổn định tình trạng nhược thị ở trẻ thì cũng vẫn phải tiến hành điều trị duy trì và theo dõi định kỳ để tránh tái phát và bệnh phát triển nặng.

Hỗ trợ điều trị nhược thị ở trẻ như thế nào?

Với những trẻ bị nhược thị thì ngoài các cách điều trị được bác sĩ chỉ định, thì mẹ cũng nên áp dụng các bài tập vật lý trị liệu cho mắt, và làm cho trẻ thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Không nên cho trẻ xem ti vi và chơi điện tử quá nhiều

Mẹ nên hạn chế cho bé tiếp xúc với các thiết bị điện tử như tivi, máy tính hoặc điện thoại bởi ánh sáng xanh từ các thiết bị này sẽ khiến tình trạng nhược thị ở trẻ phát triển nặng hơn.

Mẹ cũng nên bổ sung dinh dưỡng vào chế độ ăn hàng ngày cho trẻ để giúp mắt của bé sáng khỏe hơn.

Đồng thời, cũng tạo cho bé một môi trường học tập đầy đủ ánh sáng để không gây nên áp lực cho mắt.

Nhược thị ở trẻ nếu nói là một bệnh nhẹ cũng được, nói nặng cũng được, bởi điều này tùy thuộc vào cách bạn phát hiện và điều trị cho bé ra sao.

 Đào Trịnh –  ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version