Nguyên nhân gây nên tình trạng kháng kháng sinh
Kháng kháng sinh là một trong những tình trạng phổ biến hiện nay, vậy có những nguyên nhân nào gây nên kháng kháng sinh trong cộng đồng.
- Sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt Efferalgan 500mg như thế nào cho đúng?
- Dược sĩ Cao đẳng điểm danh 3 loại thuốc hạ sốt hiệu quả
- Dược sĩ Pasteur chỉ ra những điểm cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc cho trẻ
Nguyên nhân gây nên tình trạng kháng kháng sinh
Những nguyên nhân nào gây ra tăng tình trạng kháng thuốc hiện nay?
Theo cô Trần Thị Dương giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì Việt Nam là nước có cảnh báo đặc biệt về nạn kháng kháng sinh của vi khuẩn. Vậy vì đâu nên nỗi , lỗi ở phía nào? Lỗi do rất nhiều bên : thầy thuốc, dược sĩ, người dân , nhà quản lý…
- Thứ nhất là do người dân có thể tự mua kháng sinh dễ dàng, chỗ nào cũng mua được dẫn đến tình trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi. Một số bệnh lý không cần kháng sinh người ta vẫn sử dụng. Bệnh nhân họ tin google, họ tin truyền miệng hơn là tin vào nhà chuyên môn , nên việc uống thuốc 2-3 ngày thấy đỡ là ngưng thuốc hoặc không đỡ là bỏ thuốc – Dược sĩ Đặng Nam Anh giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ.
- Nguyên nhân thứ hai do việc kê đơn của thầy thuốc cũng gây nên tình trạng kháng kháng sinh. Ví dụ như tôi từng xem 1 toa thuốc cho trẻ 3 tháng tuổi với chẩn đoán Viêm long hô hấp trên , trong toa có 6 loại thuốc . Trong đó có 2 loại mà đúng hơn là 3 loại kháng sinh ( cefaclor + supertrim 480 mg( supertrim = cotrimoxazole + trimethoprime).
Có những Bác sĩ mà đặc biệt là người làm trong lĩnh vực nhi khoa , sẵn sàng bóc vỏ , bẻ viên , tán thuốc …trộn chung với nhau để bán cho người bệnh, khi người này đến với bác sĩ khác , bác sĩ sau không biết bệnh nhân đã dùng thuốc gì , kháng sinh gì để rồi lại cho thuốc theo ý mình, lại cho kháng sinh khác hay cho trúng loại kháng sinh cũ, bệnh thì không khỏi mà vi khuẩn có cơ hội kháng thuốc cao hơn.
Khi thuốc kháng sinh không còn kiểm soát được vi khuẩn
Nguyên nhân thứ ba góp phần không nhỏ trong công cuộc đẩy nhanh tốc độ kháng thuốc của vi khuẩn phải kể đến vai trò của Dược sĩ, các Công ty Dược . Chỉ cần người dân đến hỏi, cô dược sĩ, anh dược sĩ sẵn sàng bán cho họ rất nhiều loại thuốc, chỉ cần người bệnh kêu ho , sổ mũi, sốt , ỉa chảy… Là sẵn sàng kê ít nhất 1 thậm chí nhiều kháng sinh , mà các chị ,các anh ấy chỉ bán ít ngày thôi , hầu như không có ai dặn bệnh nhân phải uống kháng sinh trong bao lâu, nhất là với các đối tượng trẻ nhỏ khi liều thuốc thay đổi theo từng kí lô gram cân nặng , bốc thuốc chỉ theo thói quen…
- Nguyên nhân thứ tư, tình trạng lây chéo do quá tải bệnh dẫn tới 1 bệnh nhân có 1 vi khuẩn kháng kháng sinh có thể lây sang bệnh nhân khác ở cùng phòng bệnh qua các con đường của lây truyền nhiễm khuẩn bệnh viện.
Điều dưỡng viên Lâm Thị Nhung giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng để hạn chế việc đề kháng kháng sinh thì cần có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều bên để ngăn chặn tình trạng này. Bác sĩ nên tuân thủ nguyên tắc kê toa, dược sĩ tư vấn đúng cách dùng thuốc, bệnh nhân tuân thủ điều trị và không lạm dụng kháng sinh… Đặc biệt là đối với người Dược sĩ phải đảm bảo “4 chữ Đ” trong lựa chọn kháng sinh là: đúng thuốc, đủ liều, đủ thời gian và đúng cách.
Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn