Nguyên nhân nào gây tăng động giảm chú ý ở trẻ thưa bác sĩ?

Tăng động ở trẻ đang là hiện tượng xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra bệnh lý học tăng động ở trẻ? Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị tăng động?

Nguyên nhân nào gây tăng động giảm chú ý ở trẻ

Rất tiếc khi con bạn mắc phải chứng bệnh “tăng động, giảm chú ý” nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng và buồn phiền vì khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ và đã đang dần tìm ra những phương pháp để  điều trị cho trẻ tăng động giảm chú ý để  sớm đưa các thiên thần về đúng quỹ đạo, quay lại câu hỏi chính của bạn tăng động giảm chú ý là gì và nguyên nhân gây ra căn bệnh này như thế nào  tôi xin trả lời bạn như sau:

Tăng động giảm chú ý là gì?

Tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHD) là một rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ nhỏ được đặc trưng bởi những hành vi hiếu động quá mức kèm theo giảm khả năng chú ý, thiếu tập trung và dễ bị phân tâm bởi những tác động bên ngoài. Tại Hoa kỳ, có khoảng 4,7 triệu trẻ em từ 3-17 tuổi, chiếm 7,4% tổng số trẻ em ở độ tuổi này được chẩn đoán mắc chứng ADHD, ở tại Việt Nam chưa có những con số  thống kê chính thức nhưng tỷ lệ trẻ  mắc ADHA cũng rất phổ biến” chuyen gia tâm lý học  Lại Thị Hằng ( Giảng viên Trường  Cao Đẳng Y Dược Pasteur) cho hay

Tăng động giảm chú ý ở trẻ là gì?

Tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHD) được phân thành 3 loại chính. Loại ADHD với hành vi chủ yếu là hiếu động, bốc đồng quá mức, mặc dù trẻ rất hiếu động nhưng vẫn chăm chỉ và tập trung trong những hoạt động khác. Loại ADHD thứ hai chủ yếu là thiếu tập trung, giảm chú ý, ở trường hợp này, trẻ sẽ không quá hiếu động nhưng biểu hiện về giảm chú ý lại khá rõ nét. Loại ADHD thứ ba là sự kết hợp cả sự hiếu động và giảm chú ý, thiếu tập trung, đây là dạng phổ biến nhất và thường xảy ra khi trẻ lên 7. Có rất nhiều nguyên nhân gây tăng động giảm chú ý ở trẻ và còn có cả các yếu tố nguy cơ gây ADHD ở trẻ.

Nguyên nhân gây tăng động giảm chú ý

Trẻ ADHD thường có những điểm chung trong thiếu hụt chức năng điều hành” của não bộ thường do bất thường về cấu trúc não, với những kỹ thuật mới nhất chụp ảnh kỹ thuật não bộ cho thấy kích thước của một số khu vực vỏ não trước trán, vùng nhân đuôi, tiểu não ở những trẻ mắc chứng ADHD có một sự khác biệt nhỏ so với trẻ bình thường.

Nguyên nhân thứ hai cũng rất dễ dấn đến trẻ bị ADHA đó là do thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh trong não, hai chất quan trọng trong não bộ có liên quan chặt chẽ đến các hành vi, tinh thần, tình cảm của trẻ là dopamine và norepinephrine. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết khi tăng nồng độ glutamate, glutamine và GABA sẽ thúc đẩy quá trình vận chuyển dopamine và norepinephrine.

Nguyên nhân tăng động giảm chú ý ở trẻ

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra tắc động của yếu tố di truyền đối với tăng động giảm chú ý ở trẻ, nếu tiền sử gia đình từng có người mắc ADHD thì trẻ sinh ra sẽ có tỷ lệ cao gặp phải rối loạn này. Trong một cặp song sinh nếu có một trẻ bị ADHD thì 90% trẻ còn lại cũng sẽ bị ADHD.

Ngoài những nguyên nhân trên còn có một số yếu tố nguy cơ dẫn tới chứng tăng động giảm chú ý như  giới tính, tuổi, chế độ ăn uống và các yếu tố khác.

Theo những  nghiên cứu mới nhất cho rằng giới tính cũng là một yếu  tố nguy cơ gây nên ADHA, tỷ lệ mắc ADHD ở các bé trai cao hơn các bé gái. Yếu tố thứ hai đó  là chế độ ăn uống, tuy chưa có nghiên cứu rõ ràng nhưng người ta nhận thấy rằng rối loạn tăng động có liên quan đến sự thiếu thụt các acid béo, kẽm, và nhạy cảm với đường. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như  việc mẹ lạm dụng rượu, ma túy, thuốc lá trong thời gian mang thai, hoặc trẻ bị nhẹ cân khi sinh, tiếp xúc với chì trước 6 tuổi thì trẻ đó có nguy cơ mắc ADHD cao hơn những trẻ khác.

Mong rằng với những thông tin tôi cung cấp, bạn đã hiểu  thế nào là trẻ bị “tăng động giảm chú ý” và nguyên nhân gây bệnh ở con yêu của mình.

Ngọc Mai – Ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version