Nguyên nhân và cách điều trị bệnh thiếu máu hiệu quả
Thiếu máu là một dạng bệnh lý rối lạn máu mà số lượng và kích thước của các hồng cầu bị thay đổi. Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi, sinh lực giảm sút, làm da bị tái dần thì rất có thể đây là những biểu hiện của bệnh thiếu máu. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu sau đây.
- Chỉ mặt đọc nhanh các loại thuốc điều trị bệnh thiếu máu.
- “Nằm lòng” những đối tượng dễ mắc bệnh thiếu máu.
- Dấu hiệu giúp bạn nhận biết cơ thể đang thiếu máu trầm trọng.
Thiếu máu là gì?
Bệnh thiếu máu là sự giảm sút của khối lượng hồng cầu trong hệ thuống tuần hoàn. Với tiêu chuẩn thường thì (Hb) < 12g/dl; (Hct) <36% ở nữ và Hb < 14g/dl; Hct <41% ở nam. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, những trị số về máu lại không phản ánh đúng những biến đổi về khối lượng của hồng cầu.
Những trị số về máu có sự khác nhau theo lứa tuổi, ở phụ nữ thấp hơn ở nam giới cùng độ tuổi là khoảng 10%. Bệnh thiếu máu được xác định khi trị số máu thấp hơn 10% trị số trung bình, song vì lượng Hb bình thường thay đổi ở gần giới hạn, nên việc xác định thiếu máu nhẹ có thể không chính xác.
Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu
Các bác sĩ cho biết có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu, có thể phân loại bệnh thiếu máu dựa trên động lực hồng cầu, để xác định được MCV thì chúng ta cần thực hiện một số xét nghiệm Y tế huyết đồ để giúp cho việc chẩn đoán chính xác.
Thiếu máu do giảm sản xuất lượng hồng cầu
- Thiếu máu thể tích trung bình hồng cấp thấp
+ Thiếu sắt: là hiện tượng rối loạn đặc biệt hay gặp ở nữ giới. Khi chảy máu kinh nguyệt, mất máu ở dạ dầu, có thai, cho con bú,…là những nguyên dấn đến thiếu sắt.
+ Thalassemia: là bệnh rối loạn về số lượng huyết sắc tố cũng là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra còn do người bệnh thiếu máu trong các bệnh mãn tính, do nhiễm độc chì,…
- Thiếu máu thể tích trung bình hồng cầu cao
+ Thiếu máu do thiếu vitamin B12, thiếu acid Folic hoặc do sử dụng thuốc
+ Nghiện rượu, bị rối loạn tủy xương, thiểu năng tuyến giáp,…
- Thiếu máu thể tích trung binh hồng cầu binh thường: người bệnh thiếu máu do suy tủy, suy thận, mắc các bệnh liên quan đến nội tiết tố,…
Thiếu máu do tăng huỷ hoại hồng cầu
- Chảy máu.
- Thiếu máu do huyết tán di truyền: người bệnh mắc các bệnh huyết sắc tố, bệnh hồng cầu hình liềm, thiếu men hồng cầu.
- Thiếu máu do huyết tán mắc phải như mắc các bệnh: miễn dịch, sử dụng thuốc, thiếu máu huyết tán do bệnh vi mạch, do chấn thương,…
Cách điều trị bệnh thiếu máu hiệu quả
Để có thể điều trị bệnh thiếu máu cũng như các bệnh khác có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân gây bệnh thiếu máu. Nhiều loại thiếu máu có thể chữa khỏi nếu nguyên nhân gây bệnh được phát hiện và loại trừ kịp thời.
Bệnh thiếu có thể được điều trị hiệu quả khi người bệnh có thể điều trị các nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu như:
- Thiếu máu thiếu sắt: Người bệnh cần kết hợp điều trị các nguyên nhân gây bệnh và bồi phục cho dự trữ sắt. Uống hoặc tiêm chất sắt cùng với đó là bổ sung chế độ ăn uống dinh dưỡng, các thực phẩm có nhiều chất sắt để bù đắp số lượng sắt đã mất. Một số thuốc bạn có thể sử dụng như: sắt sulfat 300 mg, với những bệnh nhân hấp thu kém nhu cầu về sắt lớn không thể bù bằng đường uống thì có thể tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch.
- Thiếu acid Folic: là tình trạng xảy ra phổ biến ở người nghiện rượu, dùng thuốc tránh thai. Vì vậy, người bệnh nên uống acid Folic 1 mg/ngày đến khi lượng sắt điều chỉnh .
- Thiếu vitamin B12: là do người bệnh thiếu máu ác tính, cắt đoạn dạ dày, bị thiểu năng tuyến tuỵ, viêm hoặc cắt đoạn hồi tràng. Người bệnh có thể điều trị bằng cách tiêm vitamin B12 vào bắp 1000 µg/ ngày trong 7 ngày, sau đó cứ1- 2 tháng lại tiêm 1 tuần.
- Thiếu máu trong suy thận có thể điều trị bằng Erythropoietin
- Thalassemia: cần bổsung acid Folic, cắt lách, ghép tuỷ tự thân.
- Thiếu máu trong các bệnh mạn tính: điều trị trực tiếp theo các nguyên nhân gây bệnh và bổ sunh nhiều thực phẩm để ngăn ngừa và phòng bệnh.
Hiền – Ytevietnam.edu.vn