Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh lao

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Lao là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn dễ dàng truyền từ người này sang người khác thông qua ho và hắt hơi, bệnh nhân mắc bệnh lao nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới phổi.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh lao

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh lao

Theo những tin tức y tế mới nhất, bệnh lao là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, đã có 10 triệu người mắc bệnh và 1,6 triệu người chết vì bệnh lao trong năm 2017.

Bệnh lao là gì?

Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, Lao là một bệnh do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra và lây lan qua không khí từ người này sang người khác, qua hắt hơi, ho, cười, nói hoặc khạc nhổ đờm.

Các vi khuẩn gây bệnh Mycobacterium tuberculosis được lây lan qua các giọt cực nhỏ do một người thải ra không khí. Bệnh lao đa kháng thuốc (MDR-TB) phát sinh khi vi khuẩn còn sống phát triển đề kháng với kháng sinh như rifampin và isoniazid. Các chủng vi khuẩn kháng thuốc phát triển khi thuốc kháng sinh không tiêu diệt được vi khuẩn. Đa số những người mắc HIV có nhiều khả năng mắc bệnh lao điều này được các Bác sĩ chuyên khoa ý giải là do Virus HIV gây ra AIDS làm ức chế khả năng miễn dịch của bạn, khiến cơ thể khó kiểm soát vi khuẩn lao.

Đối với bệnh nhân mắc bệnh lao thường có các biểu hiện sau:

  • Cảm thấy ốm yếu
  • Ho kéo dài hơn 3 tuần
  • Sốt, ớn lạnh và đổ mồ hôi đêm
  • Đau ngực
  • Ăn mất ngon
  • Giảm cân
  • Khi bệnh lao lan sang các bộ phận khác của cơ thể, các triệu chứng bao gồm: Đau cột sống và khớp, viêm màng não…

Lao là một bệnh do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra

Lao là một bệnh do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra 

Chẩn đoán và điều trị bệnh lao như thế nào?

  • Chẩn đoán bệnh lao

Theo chia sẻ của cô Nguyễn Thị Yến giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm Y học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, Xét nghiệm chẩn đoán phổ biến nhất đối với bệnh lao là xét nghiệm da trong đó một chất nhỏ gọi là PPD tuberculin, một chiết xuất của vi khuẩn lao được tiêm vào bên trong cánh tay. Bác sĩ sẽ kiểm tra cánh tay của bạn sau 24 đến 48 giờ để xem có vết sưng nào trong khu vực không. Nếu khu vực có vết sưng đỏ, sưng có nghĩa là bạn đã mắc bệnh lao.

Xét nghiệm da lại cho hiệu quả không cao đối với những bệnh nhân mắc bệnh AIDS, người bị AIDS không phản ứng với xét nghiệm lao trên da và nếu bạn đã được tiêm vắc-xin Bacillus Calmette-Guerin (BCG) gần đây. Nếu kết quả kiểm tra da của bạn là dương tính, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang ngực hoặc chụp CT. Nó sẽ cho thấy những thay đổi trong phổi do lao hoạt động. Lấy mẫu đờm (chất nhầy từ ho) của bạn để kiểm tra vi khuẩn lao.

  • Điều trị bệnh lao

Theo chia sẻ của các Dược sĩ Đại học, các loại thuốc điều trị bệnh lao chủ yếu là kháng sinh, hiệu quả của việc điều trị bằng kháng sinh sẽ tùy thuộc vào độ tuổi của một người, khả năng kháng thuốc, sức khỏe tổng thể, vi khuẩn lao tiềm ẩn hoặc hoạt động và vị trí nhiễm lao. Thuốc trị lao có thể gây hại cho gan và gây ra các tác dụng phụ khác nhau như sốt, vàng da, nước tiểu sẫm màu, buồn nôn và nôn và chán ăn.

Để hạn chế sự lây nhiễm bệnh lao cho người khác bệnh nhân nên thực hiện biện pháp che miệng trong khi bạn hắt hơi, ho và thông gió trong phòng vì vi trùng lây lan dễ dàng truyền trong không gian kín. Trong vài tuần đầu điều trị, bạn không nên bước ra ngoài và tránh tiếp xúc với người khác để giảm thiểu nguy cơ lây truyền vi trùng.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới