Nhận biết ngay dấu hiệu viêm cầu thận dẫn đến tử vong ở trẻ
Các báo đài gần đây đưa thông tin một xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, Nghệ An có tới 20 trẻ em được chẩn đoán là viêm cầu thận, trong đó có 2 trẻ tử vong.
- Bộ y tế yêu cầu xác minh sự việc 20 trẻ bị viêm cầu thận tại Nghệ An
- Hy hữa bà cụ 72 tuổi ghép thận 3 lần vẫn khỏe
- Phẫu thuật thay khớp háng thành công cho bà cụ 72 tuổi
Việc đó đã được Sở Y tế Nghệ An đã báo cáo lên Bộ Y tế. Bộ Y tế đã vào cuộc, đề cử chuyên gia tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh.
Thông tin đó khiến các bậc cha mẹ hoang mang, nhận biết bệnh viêm cầu thận bằng những dấu hiệu nào. Các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, bệnh viêm cầu thận cấp có tỉ lệ mắc phải chỉ sau vài ngày xuất hiện viêm họng, viêm tai hoặc viêm da mủ do khuẩn liên cầu khuẩn beta tan máu nhóm A, tấn công vào cơ thể.
Nhận biết sớm dấu hiệu viêm cầu thận
Theo thông tin y tế mới nhất từ báo mới có trao đổi với PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi (bệnh viện Bạch Mai) khẳng định không nên chủ quan khi bị viêm họng hoặc viêm da nhẹ có thể chữa trị mà không đến bác sĩ tư vấn khám chữa bệnh.
Theo thống kê có tới 20-30% trường hợp viêm họng do liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A gây nên. Nếu chúng tấn công vào cơ thể sẽ gây nên biến chứng thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận nếu chữa trị không dứt điểm.
Khi thấy viêm họng do liên cầu khuẩn, trẻ em sẽ có những dấu hiệu sau:
- Trẻ sốt, mệt mỏi
- Lưỡi bẩn, đau họng
- Đau đầu, đau bụng, sưng, viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng.
Khi có những dấu hiệu trên thì cần đưa trẻ đến khám sớm. Để các bác sĩ chuyên khoa chỉ định uống thuốc kháng sinh triệt để, đủ liều tiêu diệt nhanh liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. Đặc biệt không nên uống thuốc nửa chừng, sẽ có thể gây nhờn thuốc, bệnh tái phát.
Khi trẻ mắc viêm cầu thận cấp, sẽ không nhận thấy triệu chứng lâm sàng. Do đó phụ huynh cần chú ý các dấu hiệu nghi ngờ trẻ mắc bệnh:
- Phù: Phù dấu hiệu phổ biến sẽ thấy cảm giác nặng mặt, mí mắt sưng nề, chân phù. Biểu hiện này thấy trong 10 ngày đầu, sau đó giảm nhanh khi trẻ đi tiểu nhiều.
- Tiểu ra máu: Tiểu ra máu toàn bãi, nước tiểu có màu đỏ đục. Tiểu ra máu toàn bãi 1-2/ ngày xuất hiện trong tuần đầu.
- Tiểu ít (thiểu niệu, vô niệu): Tình trạng thiểu niệu cũng sẽ có, lượng nước tiểu là 500ml/ngày, biểu hiện này sẽ thấy trong tuần đầu của bệnh, kéo dài trong khoảng 3-4 ngày.
Làm thế nào để phòng bệnh viêm cầu thận?
Cách tốt nhất để phòng viêm cầu thận là tích cực rèn luyện thân thể, tăng sức đề kháng của cơ thể. Vệ sinh cá nhân tốt, ngăn chặn viêm tấy da. Mùa đông, xuân thời tiết lạnh ẩm thấp, thì đề phòng nhiễm lạnh, không lao động quá sức.
Khi có dịch viêm đường hô hấp phòng tránh, và có biện pháp cách ly. Khi thấy những bệnh nhiễm cầu khuẩn như bệnh tinh hồng nhiệt, viêm họng, chứng viêm đường hô hấp trên và da mưng mủ.. cần điều trị bằng penixilin, đến bác sĩ chuyên khoa tư vấn.
Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh dùng penixilin có phòng hoặc giảm viêm cầu thận. Nhưng quan sát lâm sàng cho thấy, điều trị đủ liều penixilin sẽ giảm nguy cơ phát bệnh viêm cầu thận, viêm họng và viêm amidan tái phát nhiều lần.
Vệ sinh răng miệng, phòng bệnh đường hô hấp. Với bệnh nhân bị nhiễm cầu khuẩn móc xích thì cần theo dõi sự thay đổi của nước tiểu trong vòng 2-3 tuần phát hiện sớm viêm thận và điều trị kịp thời.
Tuyết: ytevietnam.edu.vn