Nhiều Điều dưỡng viên muốn bỏ nghề nguyên nhân do đâu?
Mọi người vẫn cho rằng Điều dưỡng chỉ phụ giúp Bác sĩ nhưng trên thực tế họ phải đảm nhiệm khối lượng công việc lớn cũng như gánh vác trọng trách lớn trên vai.
- Học cách chấp nhận sống chung với tai biến y khoa?
- 3 con giáp nữ ngành Y được coi như “kho báu” khi về nhà chồng
- Cô gái ngành Y nhất định phải ghi nhớ 4 chữ này
Nhiều điều dưỡng viên muốn từ bỏ nghề
Trong quá trình chẩn đoán, thăm khám chữa bệnh cho con người điều dưỡng viên có vai trò lớn hỗ trợ Bác sĩ hoàn thành trách nhiệm của mình đồng thời theo dõi, chăm sóc bệnh nhân từ khi nhập viện cho đến phục hồi. Nhiều người cứ nghĩ rằng công việc của điều dưỡng không có gì khó khăn khi chỉ thực hiện theo y lệnh của Bác sĩ, còn rất nhiều mọi người không thể thấy hết. Có nhiều điều dưỡng muốn từ bỏ nghề bởi vì công việc vất vả, nhọc nhằn nhưng mức lương, chế độ đãi ngộ lại không nhiều, thu nhập khiến nhiều người muốn bỏ nghề ra đi.
Nhiều Điều dưỡng viên muốn bỏ nghề nguyên nhân do đâu?
Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur ngành Điêu dưỡng bạn Ngọc Anh được nhận vào làm việc tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội chia sẻ: Mọi người xung quanh ai cũng ngưỡng mộ khi biết mình làm việc ở bệnh viện, ai cũng bảo công việc sung sướng, nhàn hạ, nhiều tiền nhưng không ai biết rằng điều dưỡng vô cùng cực nhọc, vất vả. Thời gian hầu như ở bệnh viện, mỗi tuần thay nhau trực với các đồng nghiệp, ngày nào công việc cũng bắt đầu từ 7 giờ sáng và phải chuẩn bị làm việc từ sớm.
Bạn Thu Hòa làm việc tại khoa thần kinh của bệnh viện Bạch Mai từng theo học văn bằng 2 cao đẳng điều dưỡng chia sẻ: Công việc của điều dưỡng ở bệnh viện tỉ mỉ đòi hỏi sự chăm chỉ, kiên nhẫn của người điều dưỡng. Việc đến thăm hỏi, khám bệnh, thay băng, truyền dịch cho các bệnh nhân điều trị luôn phải thường trực. Mọi người đều phải làm việc hết công suốt của mình, luôn chân, luôn tay chẳng có thời gian ngơi nghỉ bởi bệnh nhân gọi liên tục mỗi khi có vấn đề. Thậm chí người bệnh cáu gắt, bực bội chửi mắng vô cớ những vẫn phải chịu đựng. Thu Hoài cho biết từ khi làm việc tại bệnh viện chưa có một ngày nghỉ lễ tết nào trọn vẹn nhưng phải chấp nhận bởi nghề nghiệp mình đặc thù.
Nghề điều dưỡng muốn gắn bó cũng khó
Điều dưỡng viên được biết là những người đảm nhiệm công việc chính trong các bệnh viện. Họ như cầu nối trung gian giữa Bác sĩ và bệnh nhân mọi chuyện, thông tin phản hồi họ đều phải đáp ứng các yêu cầu, chuyển tải một cách chính xác rõ ràng nhất. Nếu như Bác sĩ chỉ mất một khoảng thời gian cố định để chẩn đoán, chữa bệnh thì điều dưỡng viên mất cả ngày để họ làm hết các công việc của mình. Họ phải chạy như con thoi từ bộ phận này đến bộ phận khác để hoàn tất mọi yêu cầu.
Chị Minh Tuyết từng theo học Cao đẳng Dược văn bằng 2 học buổi tối làm việc tại khoa cấp cứu bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa cho biết: Điều dưỡng ở khoa cấp cứu vô cùng bận rộn, chạy đi chạy lại bởi các ca tai nạn cấp cứu khẩn cấp rất nhiều. Họ làm việc không ngơi tay đặc biệt khi phải túc trực bên cạnh Bác sĩ cho những ca phẫu thuật, ca mổ cho người bệnh. Có những ca mổ kéo dài nên việc phải nhịn đói, làm việc thông ca là chuyện thường, có những lúc đói, choáng váng, tay mỏi, chân run cũng không thể rời vị trí.
Chỉ có người trong nghề mới hiểu ngành Y thực sự vất vả thế nào, các điều dưỡng viên cũng phải chịu áp lực không kém bác sĩ. Chỉ cần không vừa ý bệnh nhân họ có thể bị chửi mắng, quát tháo bất cứ lúc nào, thậm chí cả xúc phạm về nhân phẩm, danh dự.
Bác sĩ Hiền Lương giảng dạy Trung cấp y chia sẻ: Tính trung bình các hệ thống bệnh viện trên cả nước thì nhân lực ngành điều dưỡng thiếu rất nhiều nhưng đôi khi nhiều người có kinh nghiệm cũng khó giữ chân họ lại bởi mức thu nhập chưa tương xứng với công sức họ bỏ ra. Rất nhiều nhân viên y tế chịu áp lực cơm áo gạo tiền, lo kinh tế cho gia đình nhưng mức lương tăng theo trình độ, vị trí chức vụ không thấm so với công việc họ đang làm. Vì vậy không tránh khỏi hiện tượng nhiều người trong nghề muốn ra đi, còn những người đang học cũng bỏ dở để theo ngành khác.
Hiện nay ngành Y tế đã từng bước chú trọng đến đời sống của điều dưỡng cũng như các nhân viên y tế khác mới đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế. Bởi “có thực mới vực được đạo” một nhân viên y tế mỗi ngày chỉ nghĩ mình làm được bao nhiêu tiền, có kiếm thêm được không hoặc tính đi làm thêm bên ngoài để cải thiện thu nhập thì chừng đó chất lượng ngành Y sẽ không thể đổi mới. Chúng ta không cần hô hào chỉ cần cả xã hội thực sự bắt tay vào hành động thì lúc đó ngành Y mới có sự khởi sắc và đúng như lòng dân mong muốn.
Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn