Cây Ba kích còn có tên gọi khác là dây ruột gà, được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Cây ba kích có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe và là một vị thuốc quan trọng trong Đông Y.
- Tác dụng chữa bệnh của cây Cẩu tích trong Y học cổ truyền
- Công dụng chữa bệnh của cây Đỗ trọng trong Y học cổ truyền
- Những tác dụng chữa bệnh của cây lạc tiên
Những công dụng của cây ba kích đối với sức khỏe
Cây Ba kích thuộc ngành Ngọc lan (hạt kín), Lớp Ngọc Lan (Magnoliidae), Phân lớp Bạc Hà (Lamidae), Họ Cà phê (Rubiaceae Juss., 1789). Chi Nhàu (Morinda). Ba kích (tên khoa học Morinda officinalis stow) còn có tên gọi khác là: Dây ruột gà, Ba kích thiên, Liên châu ba kích…
Theo Dược học cổ truyền, ba kích mọc hoang và trồng ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Ba kích thuộc dây leo cuốn vào giá thể, thân non màu tím có lông sau đó màu sẫm. Rễ có thịt dầy, hình trụ tròn, thắt thành từng đoạn, được chế biến sử dụng làm thuốc. Lá đơn nguyên, mọc đối chéo chữ thập, phiến hình elip dài khi non có long dày hơn ở mặt dưới. Cụm hoa ở nách lá hay đầu cành, hoa nhỏ màu trắng ngà. Quả hình cầu, rời nhau khi chin màu đỏ.
Thời vụ thu hoạch vào củ khoảng tháng 10- 11 hàng năm. Đem về rửa sạch, loại bỏ rễ con, ủ và phơi nắng nhẹ, sau đó bong lấy phần thịt dùng.
Trong ba kích có Gentianine, Carpaine, Choline, Trigonelline, Díogenin, Yamogenin, Gitogenin, Tigogenin, Vitexin, Orientin, Quercetin, Luteolin, Vitamin B1… Trong rễ ba kích có chứa các Anthraglucosid, Iridoid Glucoside, các Sterol, các chất vô cơ như K, Na, Mg, Fe, Cu, Zn…tinh bột, đường, acid hữu cơ, tinh dầu, vitamin C.
Tác dụng của ba kích đối với sức khỏe
Bác sĩ YHCT Minh Huệ, sinh viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, cây ba kích tím có nhiều tác dụng: trị huyết áp cao, bổ thận tráng dương, đau nhức xương khớp, nhuận tràng, giải độc, hoạt huyết, cầm máu, kháng khuẩn, bảo vệ gan, giảm cholesterol máu, cải thiện tình trạng thiếu Vitamin C, loại bỏ mụn, sự nóng trong người và bổ sung collagen cho tái tạo da…
Cây ba kích được sử dụng làm thuốc trong Đông Y
Một số bài thuốc Y học cổ truyền từ cây ba kích tím
– Chữa thận hư, liệt dương, xuất tinh sớm, phụ nữ khó thụ thai, dương hư
Nguyên liệu: Ba kích, đảng sâm, phúc bồn tử, thỏ ty tử, thần khúc: tất cả 300g; Củ mài núi khô: 600g;
Cách làm: Đem tất cả các vị trên, tán bột mịn làm hoàn 10g với mật ong.
Cách dùng: Ngày uống 2 – 3 lần/ 1 hoàn.
– Chữa gân xương yếu, lưng, đầu gối đau buốt
Nguyên liệu: Ba kích tím, Đỗ trọng bắc tẩm muối sao, Nhục thung dung, Thỏ ty tử, Tỳ giải: mỗi loại 400g; Hươu bao tử: 1 bộ.
Cách làm: Chế các nguyên liệu này ở dạng cao.
Cách dùng: Sử dụng 3 lần/ngày. Mỗi lần uống 6g thuốc hoàn.
– Chữa suy nhược, gầy còm hoặc béo bệu, kém ăn, kém ngủ, chân tay đau nhức, huyết áp cao
Nguyên liệu: Ba kích tím (chế cao), Hà thủ ô trắng, Đậu đen (chế cao), vừng đen (sao thơm), Ngưu tất (chế cao): mỗi loại 150g; Mật ong, Lá dâu non (chế cao): mỗi loại 250g; Rau má thìa: 500g (làm bột mịn);
Cách làm: Đem các vị này chế hoàn mềm 10g.
Cách dùng: Ngày uống 3 lần/1 hoàn.
Ba kích có tác dụng đối với sức khỏe song trong quá trình sử dụng ba kích cần lưu ý sử dụng liều lượng hợp lý và những người âm hư, hỏa thịnh, táo bón thì không được sử dụng ba kích
Lương Tâm – Ytevietnam.edu.vn.