Những công dụng thần kỳ của cây đinh lăng đối với sức khỏe

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Cây đinh lăng là cây cảnh không còn xa lạ với người dân Việt. Đinh lăng không chỉ được biết đến với công dụng làm rau sống mà còn được biết đến với những bài thuốc mà bạn không thể ngờ tới.

Những công dụng thần kỳ của cây đinh lăng đối với sức khỏe

Những công dụng thần kỳ của cây đinh lăng đối với sức khỏe

Dược sĩ Trần Thị Dương, giảng viên liên thông Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, ở Việt Nam có tới 6 loại cây đinh lăng khác nhau. Đó là đinh lăng lá nhỏ hay còn gọi là đinh lăng nếp, đinh lăng lá to, đinh lăng lá răng, đinh lăng viền bạc, đinh lăng lá tròn, đinh lăng đĩa. Mỗi loại đinh lăng lại mang những đặc điểm, hình thù lá khác nhau. Trong đó phổ biến và hay gặp nhất là đinh lăng lá nhỏ. Trên một cây đinh lăng, ngoài củ thì mỗi bộ phận khác đều có những công dụng nhất định như củ đinh lăng thường dùng để ngâm rượu, rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu; lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy; thân và cành chữa tê thấp, đau lưng.

Cây đinh lăng ngày càng được coi là loại cây quý vì ngoài  dùng củ đinh lăng để ngâm rượu, đinh lăng còn được biết đến để làm những bài thuốc trong điều trị thoái hóa đốt sống lưng.

Công dụng của lá cây đinh lăng.

Bác sỹ Y học cổ truyền Nguyễn Hữu Định, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ về các công dụng chữa bệnh cụ thể của cây đinh lăng. Đầu tiên là công dụng của lá đinh lăng:

  • Thứ nhất, lá cây đinh lăng được biết đến với công dụng bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa dị ứng: bằng việc lấy lá đinh lăng tươi rửa sạch thả vào nồi nước đã được đun sôi, sau đó chắt lấy nước uống.
  • Thứ hai, lá cây đinh lăng phòng bệnh co giật ở trẻ em: gối đinh lăng ngày càng được các gia đình lựa chon sử dụng cho các bé gối đầu. để làm gối đinh lăng chúng ta đem phơi khô lá non và lá già của cây đinh lăng rồi lót vào gối, hoặc trải lên giường để trẻ nằm lên. Việc sử dụng gối đinh lăng giúp cho bé ngủ ngon giấc hơn không bị giật mình, bé có giấc ngủ sâu hơn, không toát mồ hôi đầu.
  • Thứ ba, dùng lá cây đinh lăng nấu canh với thịt hoặc cá sẽ được một món ăn có tác dụng gần giống như nhân sâm giúp bồi bổ cho sản phụ.
  • Thứ tư, lá đinh lăng giã nhuyễn hoặc nhai kỹ rồi đắp lên chỗ sưng đau, vết thương lá  đinh lăng giúp làm lành vết thương, chữa sưng đau cơ khớp, còn nếu đắp vào vết thương hở bị chảy máu ở tay hoặc chân rồi lấy mảnh vải buộc lại có tác dụng cầm máu.

Công dụng của rễ cây đinh lăng

Rễ cây đinh lăng là bộ phận vô cùng quý trên cây định lăng với những công dụng bất ngờ và mang lại giá trị sức khỏe tuyệt vời. những năm gần đây, các nhà Y học cổ truyền ngày càng quan tâm đến loại cây thuốc nam này. Và đinh lăng cũng được người dân trồng và chăm sóc đặc biệt với diện rộng hơn.

  • Rễ cây đinh lăng được các cụ truyền tai nhau giúp thông tia sữa, căng vú ở các bà mẹ mới sinh: phụ nữ mới sinh con xong mà bị mất sữa có thể áp dụng cách sau: lấy 40g rễ đinh lăng, 3 lát gừng tươi đem đun với 500ml nước, đun sôi hỗn hợp cho đến khi nước cô còn 250ml nước. Chia làm 2 lần uống trong 1 ngày, uống khi nước còn nóng.
  • Lấy rễ cây đinh lăng đem sắc uống có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể, loại bỏ những dấu hiệu mệt mỏi hay suy nhược cơ thể. Để bảo quan rễ đinh lăng lâu hơn, chúng ta có thể thái nhỏ, phơi ở chỗ râm mát, thoáng gió để giữ nguyên mùi thơm của dược liệu và hoạt chất của rễ.

Công dụng của rễ cây đinh lăng

Công dụng của rễ cây đinh lăng

  • Rễ đinh lăng cũng là vị thuốc chữa bệnh ho lâu ngày: Chuẩn bị rễ cây đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rau tần dày lá mỗi món 8g, rễ cây dâu, nghệ vàng, gừng khô 4g, củ xương bồ 6g sắc với 600ml nước, sau đó đun hỗn hợp cho tới khi còn 250ml. Chia làm 2 lần uống hết trong 1 ngày và cũng uống lúc nước còn nóng.
  • Rễ đinh lăng chữa bệnh thiếu máu: Chuẩn bị mỗi vị sau 100g rễ đinh lăng, hoàng tinh, hà thủ ô, thục địa và 20g tam thất. Đem hỗn hợp trên tán bột. Mỗi ngày sắc hỗn hợp trên uống với khối lượng 100 gram.
  • Lấy rễ, cành tươi đinh lăng đun với các loại lá hoặc vỏ chanh, vỏ quýt, sài hồ (rễ, lá, cành), lá tre tươi, cam thảo đất hoặc cam thảo dây, rau má tươi, chua me đất. Cắt nhỏ mỗi vị thuốc trên, đổ nước ngập, ấn chặt, sắc đặc lấy 250ml nước, mỗi ngày chia làm 3 lần uống để chữa đau đầu, tức ngực, sốt.
  • Cây đinh lăng chữa liệt dương: Chuẩn bị rễ đinh lăng, cám nếp, hoàng tinh, hoài sơn, kỷ tử, ý dĩ, hà thủ ô, long nhãn, mỗi vị 12g; cao ban long, trâu cổ mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Đem hỗn hợp trên sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.

Ngoài lá và rễ cây đinh lăng với những công dụng tuyệt vời thì thân đinh lăng cũng được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền như dùng để chữa bệnh gout (gút), tê khớp, đau lưng mỏi gối, chữa phong thấp, tê nhức tay chân.

Nguyễn Thu – Ytevietnam.edu.vn.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới