Những điều cần biết khi tiêm phòng vắc xin HPV

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Tiêm phòng vắc xin HPV là biện pháp phòng ngừa căn bệnh ung thư cổ tử cung hiệu quả, tuy nhiên việc tiêm phòng vắc xin này cũng cần lưu ý một số điểm dưới đây.

Những điều cần biết khi tiêm phòng vắc xin HPV

Những điều cần biết khi tiêm phòng vắc xin HPV

Tìm hiểu virut HPV và vắc xi HPV

Theo những tin tức Y Dược mới nhất, ở Việt Nam cứ khoảng 100.000 người phụ nữ sẽ có 20 người bị ung thư cổ tử cung và 11 trường hợp tử vong. Tiêm phòng Vắc xin HPV chính là phương pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa căn bệnh quái ác này. HPV là một căn bệnh dễ dàng lây lan qua con đường tình dục, chúng có thể bị nhiễm bệnh ở một số giai đoạn trong đời.

Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, Human Papillomavirus (HPV) là một loại virus gây u nhú và viêm nhiễm ở nhiều bộ phận của cơ thể, có khoảng hơn 100 chủng loại HPV, được nhóm lại thành loại (i) gồm các chủng HPV có thể gây ung thư và loại (ii) gồm các chủng HPV không gây ung thư. Có khoảng 30-40 chủng HPV có thể gây viêm nhiễm vùng sinh dục và có thể gây ra mụn cóc sinh dục ở cả nam và nữ giới, ung thư cổ tử cung ở nữ giới và một số trường hợp hiếm sẽ gây ung thư hậu môn và dương vật ở nam giới.

Dược sĩ Đại học chia sẻ, vắc xin HPV là vắc xin giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung và u nhú bộ phận sinh dục, sùi mào gà do Human Papillomavirus (HPV) gây ra. Hiện nay có 2 loại vắc xin HPV được sử dụng tại Việt Nam: Gardasil (Mỹ) và Cervarix (Bỉ). Độ tuổi viêm phòng vắc xin HPV phổ biến và phù hợp nhất chính là 9 – 26 tuổi, bất luận đã từng quan hệ tình dục hay chưa và nên đi tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. Vắc xin thường có hiệu quả kéo dài đến 30 năm.

Human Papillomavirus (HPV) là một loại virus gây u nhú và viêm nhiễm ở nhiều bộ phận của cơ thể

Human Papillomavirus (HPV) là một loại virus gây u nhú và viêm nhiễm ở nhiều bộ phận của cơ thể

Một số lưu ý về vắc xin HPV

  • Điều kiện tiêm phòng: Nữ giới nằm trong độ tuổi 9 – 26, không mang thai, không dị ứng với thành phần nào của vắc xin, không mắc các bệnh cấp tính… sẽ đủ điều kiện tiêm vắc xin này. Không cần xét nghiệm trước khi tiêm vắc xin HPV.
  • Vắc xin HPV không có khả năng gây ung thư: Vắc xin HPV có chứa 1 loại protein của vi khuẩn, không có khả năng gây nhiễm bệnh và không có khả năng gây ung thư.
  • Cần lưu ý khi tiêm phòng vắc xin HPV: tiêm phòng HPV không mang ý nghĩa thay thế cho việc sàng lọc ung thư cổ tử cung thường quy, vắc xin HPV không thể phòng bệnh hoàn toàn 100%. Những phụ nữ sau khi đã thực hiện tiêm phòng được khuyến khích làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung trong mỗi 3 năm 1 lần.
  • Chống chỉ định: Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Pasteur Hà Nội chia sẻ, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không được tiêm vắc xin HPV, sau khi tiêm tiêm 1 hoặc 2 liều vắc-xin rồi mới phát hiện mình có thai, lúc này nên tạm dừng các liều tiếp theo cho đến khi sinh.
  • Một số tác dụng không mong muốn: Một số tác dụng không mong muốn khi tiêm phòng vắc xin HPV bao gồm: sưng đỏ, ngứa ở vị trí tiêm, đôi khi là sốt,…

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp giúp bạn đọc hiểu hơn về vắc xin HPV cũng như những điều cần lưu ý trong quá trình tiêm phòng vắc xin.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới