Những điều cần biết về bệnh bạch hầu

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh bạch hầu là bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Vì thế bạn cần nắm được thông tin chi tiết về căn bệnh này để có hướng phòng ngừa điều trị bệnh kịp thời.

Những điều cần biết về bệnh bạch hầu

Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu

Theo các giảng viên đào tạo Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, bệnh bạch hầu là một tình trạng cơ thể bị nhiễm vi khuẩn ở đường thở, vùng mũi hầu tạo nên lớp màng xám, có thể gây ra thở rít và tắc nghẽn. Bệnh có thể khiến trẻ bị chảy máu mũi, gây liệt cơ, viêm cơ tim, dẫn đến tử vong nghiêm trọng.

Theo đó, bệnh bạch hầu thường gặp ở trẻ em, người lớn chưa tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh, những người sống trong môi trường tập thể đông đúc, không giữ gìn vệ sinh hoặc những người lành bệnh đến vùng dịch bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu là do vi khuẩn tiết ra các độc tố gây tổn thương tại một số cơ quan của cơ thể. Bệnh có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc gián tiếp khi tiếp xúc với các vật dụng có chứa virus. Do đó, bệnh lây lan rất nhanh, xâm nhập tổn thương qua da.

Triệu chứng thường gặp của bệnh bạch hầu

Tùy thuộc vào các vị trí, cơ quan trong cơ thể mà bệnh bạch hầu có những triệu chứng khác nhau, cụ thể:

Triệu chứng thường gặp của bệnh bạch hầu

  • Bệnh bạch hầu mũi trước: Bệnh nhân sẽ có biểu hiện sổ mũi, chảy mũi ra chất mủ nhầy, có thể có lẫn máu. Thăm khám có thể thấy màng trắng ở vách ngăn mũi, ở thể bệnh này sẽ không quá nguy hiểm do độc tố vi khuẩn ít thâm nhập vào máu.
  • Bệnh bạch hầu họng và amidan: Ở thể bệnh này, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau cổ họng, chán ăn, sốt nhẹ. Bên cạnh đó, sau khi mắc bệnh từ 2-3 ngày, người bệnh sẽ thấy xuất hiện hoại tử tạo thành lớp giả mạc màu trắng xanh, dai và dính chắc vào amiđan. Một số trường hợp có thể bao phủ vùng hầu họng. Thể bệnh này rất nguy hiểm do các độc tố ngấm vào máu gây nhiễm độc cho toàn cơ thể. Nếu không được thăm khám và điều trị có thể tử vong trong vòng 6-10 ngày.
  • Bạch hầu thanh quản: Ở thể bệnh này có diễn tiến nhanh và nguy hiểm, bệnh nhân thường có triệu chứng như sốt, khàn giọng, ho ông ổng. Khi thực hiện thăm khám có thể thấy các mảng giả mạc tại ngay thanh quản hoặc từ hầu họng lan xuống. Nếu không được điều trị kịp thời, các giả mạc này có thể gây tắc đường thở làm bệnh nhân tử vong nhanh chóng.

Ngoài các vị trí trên thì bệnh bạch hầu ở các vị trí thường nhẹ, tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan mà cần phải thăm khám và điều trị kịp thời.

Điều trị và phòng ngừa bệnh bạch hầu như thế nào?

Các sinh viên theo học Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur trong quá trình thực tập đã cập nhật, gần đây đã ghi nhận một trẻ tử vong do mắc bệnh bạch hầu, tại vùng dịch đã ghi nhận thêm ca nhiễm mới.

Thực tế hiện nay đã có thuốc để điều trị căn bệnh này nhưng trong giai đoạn tiến triển, bệnh bạch hầu có thể để lại biến chứng nguy hiểm cho tim, thận và nhiều các cơ quan khác. Thậm chí, trong quá trình điều trị, bệnh nhân vẫn có nguy cơ tử vong rất lớn. Do đó, biện pháp để phòng ngừa bệnh bạch hầu là tiêm chủng vắc xin. Loại vắc-xin này thường được phối hợp với vaccine phòng ho gà, uốn ván. Các vaccine có thể gây tác dụng phụ nhẹ và làm trẻ quấy khóc, nhưng các tác dụng phụ nặng như sốc phản vệ rất hiếm khi xảy ra. Do đó, các bậc cha mẹ cần lưu ý và tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin cho trẻ.

Sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tiếp tục cập nhật thông tin về dịch bệnh Covid-19 đến Quý độc giả cả nước.

Nguồn: Tin tức Y tế Việt Nam – Tổng hợp

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới