Những điều cần biết về chứng hẹp môn vị

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Hẹp môn vị là một bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp, hẹp môn vị sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn thức ăn từ dạ dày vào ruột non, khiến trẻ ăn uống không tiêu hay nôn trớ.

Những điều cần biết về chứng hẹp môn vị

Những điều cần biết về chứng hẹp môn vị

Nguyên nhân gây hẹp môn vị

Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Dược Pasteur Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, cấu tạo của dạ dày gồm tâm vị, bờ cong nhỏ, bờ cong lớn, hạng vị, môn vị. Môn vị đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn, khi trẻ bị hẹp môn vị sẽ dẫn đến tình trạng thức ăn bị ứ đọng, khiến khả năng hấp thụ thức ăn kém đi. Hẹp môn vị cũng có thể gặp ở những bệnh nhân bị ung thư hang vị dạ dày, khối u này làm chít hẹp lòng của môn vị kèm theo sự viêm nhiễm làm cho lòng của môn vị bị hẹp lại khiến thức ăn và dịch vị rất khó đi qua hoặc không thể đi qua để xuống ruột.

Ngoài ra, bệnh hẹp môn vị còn hay gặp trong trường hợp có polyp ở môn vị, sẹo môn vị do bỏng hoặc hẹp môn vị bẩm sinh, hẹp môn vị do nguyên nhân ngoài dạ dày…

Triệu chứng nhận biết hẹp môn vị

Theo nhận định của các Bác sĩ chuyên khoa, thông thường khi mới mắc bệnh, môn vị thường hẹp ít. Tùy vào từng giai đoạn cụ thể mà có sự thay đổi về triệu chứng của bệnh hẹp môn vị.

  • Ở giai đoạn đầu: Mức độ hẹp môn vị ít, chưa bị tắc hoàn toàn nên người bệnh sẽ có triệu chứng chóng no, buồn nôn và nôn, sụt cân. Đồng thời người bệnh còn có cảm giác đầy bụng, nặng ở vùng thượng vị sau bữa ăn, đau vùng trên rốn, đau dội lên sau bữa ăn, nôn ngay sau khi ăn.
  • Giai đoạn muộn: Người bệnh hẹp môn vị thường có biểu hiện đau liên tục, có khi đau râm ran nhưng có khi lại đau dữ dội do ứ đọng thức ăn và luôn có cảm giác trướng bụng. Khi người bệnh thay đổi tư thế có thể nghe tiếng róc rách trong bụng, người gầy, xanh xao, mệt mỏi, thèm ăn và đau nhiều hơn, da khô và nhăn nheo…
  • Khi chiếu, chụp Xquang sẽ thấy nhiều dịch trong dạ dày, dạ dày co bóp yếu, giãn to, có khi sa xuống tận đáy chậu…

Các yếu tố nguy cơ của hẹp môn vị bao gồm:

  • Giới tính:Hẹp môn vị thường gặp ở bé trai đặc biệt là trẻ sơ sinh.
  • Sinh non: Hẹp môn vị thường gặp ở trẻ sinh non hơn so với trẻ đủ tháng.
  • Tiền sử gia đình: Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cao hơn của rối loạn này trong một số gia đình có tiền sử mắc bệnh.

Hẹp môn vị khiến người bệnh đau bụng, ăn không tiêu

Hẹp môn vị khiến người bệnh đau bụng, ăn không tiêu

Biến chứng khi mắc hẹp môn vị

Theo những tin tức Y Dược mới nhất, hẹp môn vị có thể dẫn đến:

  • Do hẹp môn vị gây nôn dẫn tới trẻ không hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho cơ thể hoạt động và phát triển.
  • Nôn thường xuyên có thể gây mất nước và mất cân bằng khoáng chất (chất điện giải). Nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến tử vong ở trẻ
  • Nôn nhiều lần có thể gây kích ứng dạ dày của bé và có thể gây chảy máu nhẹ.

Một số biện pháp phòng bệnh hẹp môn vị bao gồm:

  • Nên áp dụng chế độ ăn uống điều độ, hạn chế ăn thực phẩm chua, rượu bia, thuốc lá, ăn chậm, nhai kỹ, … vì dễ gây viêm loét dạ dày làm tăng nguy cơ mắc bệnh hẹp môn vị.
  • Áp dụng một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, hợp lý sẽ giúp phòng ngừa hẹp môn vị
  • Trường hợp đang bị các bệnh lý về dạ dày – tá tràng cần được điều trị tích cực, đúng phác đồ và kiêng khem đúng mực để bệnh chóng bình phục.
  • Tiến hành khám sức khỏe định kỳ điều trị tích cực các bệnh về dạ dày như ung thư dạ dày, polyp dạ dày…để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh hẹp môn vị.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp giúp người bệnh hiểu hơn về chứng hẹp môn vị.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới