Những điều cần biết về chứng mất ngủ khi mang thai

Mang thai có lẽ là khoảng thời gian hạnh phúc và đáng nhớ nhất của mỗi người phụ nữ. Tuy nhiên đây cũng là thời kỳ rất nhạy cảm, khiến cơ thể mẹ có nhiều thay đổi.

 Những điều cần biết về chứng mất ngủ khi mang thai

Những điều cần biết về chứng mất ngủ khi mang thai

Đó là những biểu hiện thông thường như nghén, nổi mụn, dễ trầm cảm và nhất là mất ngủ. Vậy bạn cần biết điều gì về chứng mất ngủ khi mang thai.

Những nguyên nhân mất ngủ khi mang thai

Trong một cuộc khảo sát của Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ, mất ngủ khi mang bầu là bình thường và ảnh hưởng đến 78% phụ nữ mang thai.

Chứng mất ngủ khi mang thai dần tiến triển nhất là trong tam cá nguyệt thứ 3 và xấu đi trong 6 tháng đầu sau sinh

Những nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ khi mang thai như:

Đau lưng:

Khi mang thai trọng tâm cơ thể thay đổi dồn về phía trước, các cơ lưng bị quá tải và  trở nên đau. Thêm vào đó, dây chằng sẽ được nới lỏng nhờ các hormone mang thai  khiến mẹ bầu dễ bị đau lưng hơn.

Khí ga:

Hormone thai nghén khiến việc tiêu hóa thức ăn trở nên chậm chạp, làm mẹ bầu cảm thấy cồng kềnh và khó chịu.

Ợ nóng:

Những hormone được tăng tiết làm giãn  cơ ở đường  tiêu hóa, làm  axit dạ dày dễ dàng trào ngược

Chuột rút:

Những thay đổi trong lưu thông và áp lực từ em bé trên dây thần kinh và cơ bắp có thể  làm cho chân của mẹ bị co giật. Trong một vài trường hợp còn có thể có cảm giác rợn rợn ở chân hay còn được gọi là hội chứng chân bồn chồn.

Tiểu đêm nhiều:

Khi mang thai, lượng mau trong cơ thể mẹ tăng lên 50% so với trước. Điều này làm nhiều chất lỏng dư thừa cần  được xử lý qua thận và cuối cùng dẫn đến bàng quang. Cộng thêm các cơ vùng chậu và thành tử cung giãn nở kích thích bàng quang hoạt động nhiều hơn trước. Kết quả là mẹ đi tiểu nhiều hơn, nhất là ban đêm, dễ gây mất ngủ. Vì thế bạn cần chú ý để tránh các bệnh chuyên khoa.

Khó thở:

Tử cung đang phát triển cũng gây áp lực lên cơ hoành, nằm ngay dưới phổi. Do đó có thể khiến mẹ khó thở

Ngáy:

Đường mũi của mẹ có thể sưng lên trong khi mang thai, gây ngáy. Áp lực từ cân nặng cũng có thể làm cho chứng ngáy tồi  tệ hơn. Những thay đổi như này có thể ngăn chặn hơi thở liên tục  trong khi ngủ gây ngưng thở khi ngủ

Những nguyên nhân mất ngủ khi mang thai

Lo lắng:

  1. Áp lực công việc, cuộc sống,… có thể khiến mẹ bị mất ngủ

Nếu mẹ mất ngủ thường xuyên bởi những nguyên nhân trên có nguy hiểm không?

  1. Những biến chứng do mất ngủ khi mang thai gây ra

Ở người bình thường, mất ngủ luôn đem đến những bất lợi về sức khỏe. Do vậy khi mang thai tuyệt đối không thể xem nhẹ việc mất ngủ. Cơ thể mẹ cần nghỉ ngơi nhiều hơn để chăm sóc cho bé. Việc thiếu ngủ sẽ đem lại những nguy cơ tiềm tàng cho cả mẹ bầu như:

  1. Làm thế nào để mẹ bầu thoát khỏi tình trạng mất ngủ khi mang thai?

Điều trị mất ngủ ở phụ nữ mang thai thường khó khăn hơn bình thường, nhưng không phải là không thể. Đa số thuốc ngủ đều không có lợi cho sức khỏe người thường nên với mẹ bầu càng nên tránh.

Tốt nhất mẹ bầu nên chọn cách thay đổi lối sống để cải thiện tình trạng mất ngủ khi mang thai như:

Thời kỳ mang thai rất nhạy cảm, nếu gặp những khó chịu về sức khỏe hay tinh thần, mẹ nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version