Những điều cần biết về điều trị viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Giai đoạn đầu khi màng nhĩ chưa thủng, bác sĩ thường chỉ định dùng kháng sinh, hạ sốt, giảm đau, chống viêm và giảm xung huyết màng nhĩ, cùng với sát trùng mũi họng.

Những điều cần biết về điều trị viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
Những điều cần biết về điều trị viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Các giai đoạn của viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Viêm tai giữa là một bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ, là bệnh lý có tình trạng viêm nhiễm ở bộ phận tai giữa, tức khoảng trống sau màng nhĩ. Người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng khôn lường, đặc biệt sẽ nặng hơn đối với trẻ nhỏ, thậm chí có thể gây câm điếc nếu dùng thuốc không đúng. Với những trẻ nghi ngờ mắc viêm tai giữa cần được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa, theo từng giai đoạn của bệnh mà có cách điều trị khác

Giai đoạn đầu: khi màng nhĩ chưa thủng, bác sĩ thường chỉ định dùng kháng sinh, hạ sốt, giảm đau, chống viêm và giảm xung huyết màng nhĩ, cùng với sát trùng mũi họng.  Khi thăm khám thấy màng nhĩ viêm đỏ, phồng, chứng tỏ có nhiều dịch viêm ứ đọng ở hòm tai thì cần phải chích rạch màng nhĩ, tháo bỏ dịch mủ trong tai giữa ra ngoài chứ không nên để cho mủ tự vỡ, làm thủng màng nhĩ hoặc lan vào xương chũm. Các vết chích sẽ tự liền lại rất nhanh sau 1-2 ngày.

Giai đoạn muộn: Khi màng nhĩ đã thủng, ngoài việc dùng các thuốc điều trị toàn thân, cần phối hợp với làm thuốc tai hàng ngày tại các cơ sở tai mũi họng. Sau đó trẻ cần phải được theo dõi tình hình lỗ thủng màng nhĩ bởi các thầy thuốc chuyên khoa.

Điều trị viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

  • Thuốc điều trị toàn thân

Trẻ viêm tai giữa có thể được chỉ định kháng sinh đường uống hoặc tiêm nhóm b-lac tam (ampicillin, cepholosporin thế hệ I, II, III), nhóm macrolid, nhóm quinolon. Hạn chế sử dụng nhóm kháng sinh aminoglucosid (gentamycin, ankamycin…) vì nhóm kháng sinh này có khả năng gây độc ốc tai cho trẻ đặc biệt trẻ dưới 3 tuổi và có thể gây câm điếc ở trẻ.

Trẻ bị viêm tai giữa có thể được chỉ định uống ampicillin
Trẻ bị viêm tai giữa có thể được chỉ định uống ampicillin

Thuốc chống viêm corticoid ngắn ngày hoặc thuốc kháng viêm non-steroid, thuốc chống viêm dạng men như chymotrypsine, serratiopeptidase… giúp ngăn chặn các triệu chứng khác nhau do viêm, để phục hồi cấu trúc của mô bị tổn thương càng nhanh càng tốt, ngăn chặn tiến triển viêm, đồng thời hỗ trợ cùng với kháng sinh tiêu diệt các loại vi khuẩn gây viêm.

Thuốc hạ sốt, giảm đau dùng tuỳ theo cân nặng của trẻ. Thông dụng và an toàn nhất là paracetamol.

  • Thuốc điều trị tại chỗ

Tại mũi: các thuốc chống xung huyết, co mạch, giảm phù nề, chống viêm theo đúng lứa tuổi hay sử dụng là otrivin 0,05%, sunfarin, collydexa, naphtazoline, xylomethazoline… “Thuốc nhỏ mũi thường được sử dụng để làm sạch hốc mũi, thông thoáng tai giữa, mũi họng giúp cho việc phục hồi niêm mạc viêm trong tai giữa dễ dàng hơn, dẫn lưu dịch mủ từ tai giữa ra ngoài qua đường vòi tai”, Dược sĩ tốt nghiệp Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay.

Tại tai: Dùng thuốc giảm đau và kháng viêm tại chỗ.

  • Những lưu ý khi dùng thuốc nhỏ tai

Cần kiểm tra thật kỹ màng nhĩ của bệnh nhân trước khi dùng thuốc. Trường hợp màng nhĩ bị rách, thuốc tiếp xúc với các cấu trúc tai giữa và tai trong dễ gây các tai biến nặng nề như điếc, rối loạn thăng bằng…

Người bệnh có biểu hiện ngoài da khi quá mẫn cảm với thành phần kháng sinh có trong thuốc nhỏ tai cần rất cẩn thận khi dùng kháng sinh cùng nhóm nếu phối hợp kháng sinh

Các nhóm thuốc dùng cho trường hợp màng nhĩ bị thủng: là những thuốc được bào chế bằng những kháng sinh có tính an toàn cao cho ốc tai như otofa, rifamycin, ciplox, efexin…

Việc dùng thuốc điều trị viêm tai giữa cần hết sức thận trọng và phải được thực hiện tại các cơ sở có chuyên khoa tai mũi họng.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới