Những điều cần biết về thời kỳ ủ bệnh giang mai ở phụ nữ

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh giang mai thường có thời gian ủ bệnh từ khoảng 2 đến 4 tuần, đây là thời kỳ dễ lây truyền nhất. Bệnh giang mai có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên theo nghiên cứu, đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ căn bệnh này là phụ nữ, bệnh có thể đe dọa khả năng sinh sản của nữ giới. Tuy nhiên đa số các dấu hiệu bệnh ở phụ nữ thường không rõ ràng đặc biệt đối với giai đoạn ủ bệnh.

Bệnh giang mai thời kỳ ủ bệnh ở nữ giới vô cùng nguy hiểm
Bệnh giang mai thời kỳ ủ bệnh ở nữ giới vô cùng nguy hiểm

Những dấu hiệu của bệnh giang mai thời kỳ ủ bệnh ở nữ giới

Do cấu tạo và đặc điểm của cơ quan sinh dục phụ nữ ở dưới dạng mỡ nên khả năng gây nên triệu chứng nhiễm khuẩn là cao hơn so với nam giới, phụ nữ bị bệnh giang mai vẫn có kinh nguyệt bình thường.

Biểu hiện ban đầu của bệnh giang mai giai đoạn ủ bệnh là trên người xuất hiện những vết loét còn gọi là săng giang mai. Việc môi trường ẩm ướt ở các vị trí cơ quan sinh dục phụ nữ là môi trường lý tưởng cho việc phát triển của vi khuẩn một cách nhanh chóng. Tại các âm hộ của phụ nữ xuất hiện hiện tượng bị nhiễm trùng, cổ tử cung hay âm đạo bị viêm nhiễm.

Biểu hiện giang mai ở phụ nữ thường nguy hiểm hơn so với nam giới
Biểu hiện giang mai ở phụ nữ thường nguy hiểm hơn so với nam giới

Biểu hiện của các săng giang mai là không đau đớn, tuy các vết loét có hiện tượng loét nhưng lại không rát, chứa dịch mủ, các dịch mủ này chứa rất nhiều xoắn khuẩn giang mai, đây là thời kỳ bệnh lây nhiễm nhanh nhất. Sau thời gian hình thành săng khoảng từ 10-90 ngày, các biểu hiện trên biến mất.

Xoắn khuẩn giang mai ở phụ nữ theo đường máu, truyền sang thai nhi trong trường hợp người mẹ mắc bệnh giang mai nhưng trong quá trình mang thai gây ảnh hưởng đến thai nhi như sảy thai, thai đẻ non hoặc chết lưu. Bên cạnh đó các bộ phận trên có thể đồng thời xuất hiện các dịch hạch lan tỏa trên toàn bộ cơ thể phụ nữ, các hạch không gây đau đớn nhưng có thể di chuyển khắp cơ thể.

Dấu hiệu bệnh giang mai thời kỳ ủ bệnh đối với phụ nữ thường xuất hiện các nốt phát ban ngay ở lòng bàn tay và bàn chân, có thể xuất hiện xung quanh cổ tử cung hay miệng, kèm theo các hiện tượng như sốt, nhức đầu, mệt mỏi, dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý học thông thường khác.

Chủ động phòng tránh bệnh giang mai là cách tốt nhất cho bản thân
Chủ động phòng tránh bệnh giang mai là cách tốt nhất cho bản thân

Cách phòng tránh bệnh giang mai ở nữ giới

Để phòng tránh bệnh giang mai ở nữ giới người bệnh cần phải có những biện pháp đề phòng trong quan hệ tình dục, tránh việc lây nhiễm bệnh cho cơ thể. Bên cạnh đó cần phải thực hiện những biện pháp vệ sinh sạch sẽ, tránh gây nhiễm trùng cho cơ thể.

Để việc điều trị bệnh trở nên dễ dàng, các chị em phụ nữ cần phải đến các bác sĩ chuyên khoa để điều trị bệnh một cách kịp thời nhất, tránh để lâu gây ra nhiều biến chứng cho cơ thể. Bên cạnh đó thực hiện chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hạn chế sử dụng các loại rượu bia và chất kích thích, vì đây là những nhân tố khiến xoắn khuẩn giang mai phát triển rất nhanh.

Nói không với chất kích thích vì đây là cơ sở bệnh phát triển nhanh
Nói không với chất kích thích vì đây là cơ sở bệnh phát triển nhanh

Đối với phụ nữ mang thai nếu phát hiện bệnh cần phải điều trị đúng theo phác đồ điều trị của các bác sĩ chuyên khoa, tránh gây nguy hiểm đến thai nhi và sức khỏe của người mẹ.

Trên đây là những lưu ý trong việc phát hiện và phòng tránh bệnh giang mai thời kỳ ủ bệnh đối với phụ nữ, vì cấu tạo các bộ phận của phụ nữ thường phức tạp hơn so với nam giới, chính vì vậy việc điều trị sẽ gặp khó khăn nhiều hơn. Vì vậy các chị em hãy tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất để chủ động phòng tránh bệnh nhé.

Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới