Những điều cần biết về tưa lưỡi ở trẻ

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Trẻ bị tưa lưỡi là hiện tượng chúng ta thấy rất thường xuyên và phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Hiện tượng này hoàn toàn có thể phòng tránh và chữa trị dứt điểm sớm do đó điều quan trọng nhất là ba mẹ phải thường xuyên theo dõi, vệ sinh răng miệng bé sạch sẽ.

Những điều cần biết về tưa lưỡi ở trẻ

Cách chữa trị cũng rất đơn giản và có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Hy vọng với những thông tin bổ ích dưới đây sẽ giúp ích cho các bà mẹ bỉm sữa trong công cuộc chăm sóc sức khỏe cho con trẻ.

Nguyên nhân tưa lưỡi ở trẻ?

Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây tưa lưỡi ở trẻ:

  • Nguyên nhân chính khiến trẻ bị tưa lưỡi là do bị nhiễm nấm Candida Albicans. Đây là một loại nấm vô hại sống ở đường ruột. Khi bố mẹ cho con uống thuốc kháng sinh hoặc kháng sinh truyền từ sữa mẹ cho bé sẽ dẫn đến mất cân bằng vi khuẩn đường ruột và tạo điều kiện cho nấm Candida Albicans sinh sôi nảy nở khiến bé bị tưa lưỡi.
  • Đối với trường hợp trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi thì nguyên nhân có thể do bé bị nhiễm nấm từ mẹ trong quá trình sinh đẻ. Nếu mẹ sinh thường mà âm hộ bị nhiễm nấm Candida Albicans thì bé cũng rất dễ bị nhiễm.
  • Một nguyên nhân khác cũng rất thường gặp đó là do bố mẹ không vệ sinh miệng kỹ cho bé sau khi bú sữa hoặc ăn. Môi trường ẩm trong miệng chính là môi trường lý tưởng cho nấm Candida Albicans sinh sôi nảy nở.

Dấu hiệu nhận biết trẻ tưa lưỡi?

Trong thời gian đầu thì triệu chứng trẻ bị tưa lưỡi thường không rõ ràng. Triệu chứng rõ rệt nhất là khi lưỡi bé xuất hiện các mảng trắng như cặn sữa, rất khó làm sạch. Mảng trắng này còn xuất hiện ở cả vòm miệng, má trong của bé.

Nếu bé xuất hiện các triệu chứng trên đây thì ba mẹ hãy cứ bình tĩnh vì tưa lưỡi không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên tình trạng này sẽ khiến bé khó chịu, quấy khóc, lười bú biếng ăn.

Cách điều trị tưa lưỡi cho trẻ?

Cách đánh tưa lưỡi cho trẻ nhỏ như sau:

Bước 1: Bố mẹ vệ sinh tay thật sạch trước khi thực hiện.

Bước 2: Dùng khăn sữa mềm hoặc miếng rơ lưỡi thấm nước sạch hoặc dung dịch NaCl 0,9%  rồi lau nhẹ lên nướu, lưỡi, vòm miệng cho trẻ. Không nên đưa tay vào quá sâu trong lưỡi, điều này sẽ khiến bé bị nôn trớ.

Bước 3: Đặt ngón tay vào gốc lưỡi của bé rồi kéo ra ngoài giúp loại bỏ hoàn toàn cặn sữa bám ở miệng.

Cha mẹ nên thực hiện ngày 2 lần sáng, tối.

Một vài lưu ý:

– Ba mẹ nên thực hiện việc đánh tưa lưỡi khi bé đói bụng để tránh bé ăn no sẽ nôn trớ.

– Không nên để bé nằm ngửa, hãy bế bé lên để chất bẩn không chảy ngược vào khí quản, điều này rất nguy hiểm.

– Nếu tình trạng bé nhiễm nấm nặng thì bố mẹ cần đưa con đi khám tại các cơ sở y tế.

Các biện phòng ngừa trẻ bị tưa lưỡi hiệu quả

Cách duy nhất để bé không gặp phải tình trạng tưa lưỡi là bố mẹ phải vệ sinh miệng cho bé thật cẩn thận, sạch sẽ và thường xuyên.

  • Đối với trẻ sơ sinh thì hãy dùng băng gạc tiệt trùng và nước muối sinh lý để vệ sinh lưỡi cho bé 2 lần/ ngày.
  • Đới với trẻ lớn hơn thì ba mẹ tập cho con thói quen đánh răng 2 lần/ ngày kết hợp với súc miệng bằng nước muối sinh lý.
  • Người lớn cần vệ sinh, tiệt trùng núm ti, bình sữa của con sạch sẽ trước mỗi lần uống. Nếu con bú mẹ thì mẹ cũng phải vệ sinh bầu vú, đầu ti thật kỹ càng để tránh nhiễm nấm sang bé.
  • Không nên cho bé ăn đồ ngọt, kẹo bánh trước khi đi ngủ.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới