Những điều mẹ cần biết về bệnh phỏng rạ ở trẻ nhỏ

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh phỏng rạ ở trẻ hay còn gọi là bệnh trái rạ ở dân gian và bệnh thủy đậu thường được biết đến là một căn bệnh có độ lây nhiêm cao và rất nguy hiểm ở trẻ nhỏ, thường là bệnh sẽ chữa được nhưng sẽ để lại những di chứng nặng nề. Vì vậy, mẹ hãy có hiểu biết nhất định về căn bệnh này để phòng và trị bệnh phỏng rạ ở trẻ nhỏ.

Bệnh phỏng rạ ở trẻ nhỏ cần được điều trị kịp thời
Bệnh phỏng rạ ở trẻ nhỏ cần được điều trị kịp thời

Nguyên nhân gây bệnh phỏng rạ ở trẻ nhỏ

Bệnh phỏng rạ ở trẻ nhỏ là do virus gây nên, thường ở trẻ em – những đối tượng chưa có sức đề kháng tốt và hệ miễn dịch yếu, nếu mắc bệnh một lần thì bé sẽ miễn dịch suốt đời.

Một vài trường hợp khác bị bệnh phỏng rạ là do bị truyền từ mẹ bị mắc bệnh thủy đậu ở 3 tháng cuối thai kỳ, nên trẻ sinh ra là bị bệnh luôn, thậm chí có nguy co tử vong cao.

Còn những trường hợp mẹ mắc bệnh thủy đậu trong 6 tháng đầu của thai kỳ thì bé sinh ra rất có thể sẽ bị dị tật.

Bởi vậy, trước khi mang thai thì mẹ hãy tiêm phòng đầy đủ các bệnh để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé tốt hơn trong tương lại. Đồng thời, trong quá trình mang thai thì phải khám thai định kỳ để phát hiện và phòng bệnh sớm nhất.

Trẻ sẽ bị sốt nhẹ khi bị phỏng rạ
Trẻ sẽ bị sốt nhẹ khi bị phỏng rạ

>> Hãy truy cập vào chuyên mục sức khỏe – làm đẹp để biết thêm những thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe và cách làm đẹp tự nhiên tại nhà.

Các triệu chứng bệnh phỏng rạ ở trẻ nhỏ

Khi bị mắc bệnh phỏng rạ ở trẻ nhỏ, thì bé thường có các triệu chứng như sốt nhẹ trong vài ngày, điều này thường bị các mẹ bỏ qua vì trẻ vẫn chơi, có một số trường hợp khác thì trẻ bị sổ mũi, quấy khóc hoặc kém ăn.

Trên cơ thể trẻ nổi nốt phỏng, thường là một nốt ban đỏ màu hồng, sau đó nổi gồ lên, có phỏng nước trong, từ một vết ban đầu sẽ dần lan ra toàn bộ cơ thể và trên mặt. Nếu mẹ không kiểm soát tốt thì các vết phỏng này sẽ bị vỡ ra, sau khoảng 10 ngày thì các vết này sẽ tự bong vảy rồi liền sẹo.

Các nốt ban, phỏng này mọc không có thứ tự và có thể mọc thành nhiều đợt, nên nếu mẹ không phát hiện kịp thời rồi điều trị cho bé thì sẽ gây nên những tình trạng khó chịu ở bé, thậm chí bị nhiễm trùng do bé dùng tay để gãi các vết này.

Mẹ cần có những hiểu biết về căn bệnh này để hạn chế những tác hại đến bé
Mẹ cần có những hiểu biết về căn bệnh này để hạn chế những tác hại đến bé

Điều trị bệnh phỏng rạ ở trẻ như thế nào?

Việc điều trị bệnh phỏng rạ ở trẻ nhỏ rất cần thiết để các vết này không thể hình thành mủ và hình thành sẹo trên cơ thể.

Thực hiện bôi methylen 1% vào các nốt phỏng và xoa phấn rôm khi khô khoảng 2 lần/ngày.

Bạn cũng nên lưu ý thật kỹ, nếu dấu hiệu bệnh không thuyên giảm mà còn có hiện tượng bội nhiễm như trẻ sốt cao, mưng mủ ở da thì cần đi gặp Bác sĩ ngay để được chỉ định thuốc và điều trị đúng cách.

Hoặc bạn cũng có thể sử dụng những bài thuốc dân gian để chữa bệnh phỏng rạ cho bé.

Bệnh phỏng rạ ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây nên viêm niêm mạc, viêm tai ngoài và viêm tai giữa hay viêm thanh quản. Bởi vậy, mẹ hãy nên hiểu kỹ càng về căn bệnh này để có thể hạn chế tối đa nhất những ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe của bé.

Đào Trịnh –  ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới