Những đột phá của ngành Y tế Việt Nam trong những năm gần đây
Với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm phục vụ, trong thời gian qua ngành Y tế Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng ngưỡng mộ.
- Bộ Y tế chỉ đạo 3 bệnh viện lớn phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều
- Tổng hợp những dịch bệnh thường xuất hiện trong mùa đông xuân
- 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế Việt Nam trong năm 2019
Những đột phá của ngành Y tế Việt Nam trong những năm gần đây
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên ngành Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh chính là mục tiêu mà ngành Y tế Việt Nam đang hướng tới. Với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm phục vụ, trong thời gian qua ngành Y tế Việt Nam đã được được những thành tựu đáng tự hào, là một trong số ít quốc gia làm chủ được công nghệ, tự nghiên cứu sản xuất vaccine… Dưới đây là những thành tựu của ngành Y tế trong những năm gần đây.
Đột phá trong phẫu thuật nội soi một lỗ
Theo Tin tức Y học mới nhất, lần đầu tiên Bệnh viện Nội tiết Trung ương thực hiện thành công nội soi tuyến giáp một lỗ; phẫu thuật cắt u vú bằng nội soi. Năm 2018, cũng lần đầu tiên Bệnh viện triển khai thành công nội soi siêu âm dẫn lưu nang giả tụy vào dạ dày, phẫu thuật u gan đa ổ bằng phương pháp nội soi…
Sản xuất thành công vaccine “made in Vietnam”
Với sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế, ngành Y tế nước ta đã nghiên cứu và sản xuất thành công vắc xin cúm mùa IVACFLU-S (3 chủng A/H1N1, A/H3N2, cúm B) trên quy mô công nghiệp với chất lượng cao, an toàn, hiệu quả được chứng minh qua kết quả thử nghiệm lâm sàng đầy đủ 3 giai đoạn. Vắc-xin IVACFLU-S hiện nay đang trong quá trình đăng ký lưu hành và dự kiến sẽ được cấp phép lưu hành vào đầu năm 2019.
Vắc xin IVACFLU-S là loại vaccine cúm đầu tiên do Việt Nam sản xuất góp phần chủ động phòng chống dịch bệnh, giảm thiểu chi phí. Công suất vaccine cúm mùa là 1,5 triệu liều/năm; vaccine cúm A/H5N1 là ba triệu liều/năm. Vaccine cúm phòng ngừa nguy cơ đại dịch: A/H1N1/09, A/H5N1 và A/H7N9.
Theo tin tức Y tế, Vắc-xin IVACFLU-S cũng là sản phẩm đầu tiên được nghiệm thu đạt “xuất sắc” trong Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia vắc-xin phòng bệnh cho người.
Việt Nam sản xuất thành công vaccine “made in Vietnam
Việt Nam có ngân hàng mô đầu tiên
Theo thông tin do VNE đưa tin, ngân hàng mô Bệnh viện Việt Đức là ngân hàng mô đầu tiên tại Việt Nam được cấp phép và hoạt động vào giữa tháng 10. Ngân hàng lưu trữ và bảo quản gần 1000 mảnh xương sọ của người bệnh, với hơn300 mảnh đã ghép lại cho bệnh nhân, hàng trăm mẫu tinh trùng, mô tinh hoàn.
Nhiệm vụ của ngân hàng là tiếp nhận, lưu trữ, bảo quản, vận chuyển mô; đồng thời cung ứng mô cho các đơn vị y tế, các đơn vị nghiên cứu, đào tạo y học. Ngân hàng cũng cung ứng, trao đổi mô với ngân hàng mô khác và hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài nhằm khám chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu y học.
Kỳ tích ca ghép phổi thành công từ người cho chết não
Theo Tin tức Y học năm 2018 ngành ghép tạng ghi thêm kỳ tích mới trong việc hoàn thiện kỹ thuật ghép phổi cho bệnh nhân. Ngày 26/02/2018, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã ghép phổi thành công từ người cho chết não cho một bệnh nhân suy hô hấp do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ca ghép kéo dài trong vòng 8 giờ đồng hồ với sự tham gia của hai chuyên gia đến từ Cộng hòa Pháp, một chuyên gia đến từ Bỉ và hơn 60 thầy thuốc, bác sĩ, phẫu thuật viên, kỹ sư, dược sĩ, điều dưỡng, nhân viên của bệnh viện.
Số lượng người đăng ký hiến tạng tăng nhanh
Số người đăng ký hiến tạng trong năm qua tăng lên nhanh chóng. Chỉ tính riêng trong năm 2018, số người đăng ký hiến tạng đã bằng một phần ba tổng số người đăng ký trong cả 5 năm qua. Tính đến cuối tháng 11, cả nước có 19.300 người đăng ký hiến tạng sau khi chết hoặc chết não.
Năm 2018 cũng là năm nhiều bệnh nhân nghèo, hoàn cảnh khó khăn, không đủ chi phí trang trải ca ghép hàng trăm triệu đồng… được tiến hành ghép tạng. Bệnh viện đã vận động mạnh thường quân hỗ trợ chi phí mổ ghép, giúp bệnh nhân hồi sinh sau những tháng năm sống với bệnh tật.
Số người hiến tạng trong năm qua tăng nhanh
Lần đầu tiên Việt Nam thực hiện thành công ghép tạng xuyên Việt
Theo tổng hợp của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, cũng trong năm 2018, Việt Nam lập kỷ lục lấy sáu tạng để ghép đồng thời năm tạng bằng 100% chuyên gia Việt Nam. Ngày 12-12-2018, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện thành công một loạt các ca phẫu thuật lấy – ghép nhiều tạng hết sức đặc biệt từ một người cho đa tạng chết não.
Ca ghép tạng này là ca đầu tiên Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thực hiện thành công kỹ thuật ghép hai phổi từ người cho chết não, với kíp mổ hoàn toàn là các thầy thuốc của bệnh viện, không có sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài cho một người bệnh mới chỉ 17 tuổi bị bệnh mô bào ở phổi.
Đây cũng là lần đầu tiên, Việt Nam đã thực hiện lấy đồng thời 6 tạng để ghép từ cùng một người cho đa tạng chết não và đã tiến hành ghép 5 tạng cùng một thời điểm cho bốn bệnh nhân (một tim, hai phổi, một gan, một thận), và kết hợp điều phối “xuyên Việt” một thận cho bệnh nhi ở thành phố Hồ Chí Minh.
Những thành tựu đạt được trong những năm qua sẽ là động lực để đội ngũ y bác sĩ lấy cái tâm của mình để phục vụ người bệnh như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “lương y như từ mẫu”.
Ytevietnam.edu.vn.