Những đức tính cần có để trở thành bác sĩ giỏi trong ngành Y
Tay nghề cao, chuyên môn vững vàng, trình độ tốt cũng không thể giúp bạn trở thành bác sĩ giỏi nếu thiếu đi những đức tính quý báu này khi theo nghề Y.
- Nghề bác sĩ cao sang danh vọng nhưng vô cùng cực khổ
- Những điều đáng tự hào của sinh viên ngành Y
- Bạo hành Y tế đã đến lúc cần lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho người thầy thuốc
Bác sĩ giỏi cần có lòng nhân đạo thương người
Lòng nhân hậu thương người là một trong những đức tính đầu tiên cần có người thầy thuốc. Danh y Hải Thượng Lãn Ông từng nói về những người làm nghề y:“lo cái lo của người, vui cái vui của người”. Theo nghề người bác sĩ hàng ngày luôn phải đối diện với những nỗi đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần của con người. Nếu không có lòng nhân đạo “thương người như thể thương thân” sẽ không bao giờ cảm nhận được hết nỗi đau của bệnh nhân để hết lòng cứu chữa.
Những đức tính cần có để trở thành bác sĩ giỏi trong ngành Y
Bác sĩ cần sự kiên trì nhẫn nại
Kiên trì nhẫn nại là đức tính thứ hai cần có của người thầy thuốc, ngay trong quá trình học tập người bác sĩ tương lai cần phải vượt qua những thử thách đặt ra. Đối với các sinh viên theo học Đại học Y Hà Nội sẽ mất từ 6-10 năm để trở thành bác sĩ có tay nghề vững vàng bởi họ cần phải học thêm chuyên khoa I, II, học lên thạc sĩ, tiến sĩ… nếu không có sự kiên nhẫn nại liệu họ có đủ bản lĩnh để đi hết con đường dài đó?
Bác sĩ Nam Anh giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Thời gian theo đuổi nghề Y rất dài đòi hỏi người thầy thuốc cần có sự kiên trì nhẫn nại rất lớn, với những nữ bác sĩ đó là cả tuổi thanh xuân tươi trẻ của đời người co gái. Đòi hỏi, yêu cầu này còn lớn hơn khi họ trực tiếp đối diện với bệnh nhân cùng nỗi đau đớn mất mát về tinh thần thể chất của họ.
Bác sĩ cần lắm lòng dũng cảm
Với bác sĩ, họ cần chiến thắng chính nỗi sợ hãi của bản thân mình khi đối diện với tai nạn, máu me, thi thể,… với nghề y điều này không dễ dàng chút nào. Nếu không có sự chuẩn bị tinh thần sinh viên sẽ bị sock ngay trong giờ học giải phẫu đầu tiên, Bởi vậy người bác sĩ cần rèn luyện lòng dũng cảm, tinh thần thép khi phải đối diện với những điều kinh khủng ở bệnh viện.
Tỉ mỉ, cẩn trọng luôn cần có ở bác sĩ
Bác sĩ là người trực tiếp chẩn đoán thăm khám điều trị cho bệnh nhân bởi vậy những y lệnh của họ một khi đưa ra cần rất thận trọng chính xác bởi có liên quan đến sinh mạng của con người. Với kinh nghiệm chăm sóc chữa bệnh cho bệnh nhân hơn 10 năm chị Minh Ánh điều dưỡng viên đang theo khóa học Đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Hà Nội chia sẻ: Bác sĩ khi hành nghề rất cần có sự thận trọng tỉ mỉ khi thăm khám cho bệnh nhân không được đưa ra những quyết định vội vàng, thiếu sự cẩn trọng có thể sẽ khiến họ ân hận cả đời thậm chí mất đi công việc của mình.
Bác sĩ cần tạo sự tin cậy cảm thông với người bệnh
Trong ngành Y người bác sĩ không chỉ chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân mà còn chữa lành nỗi đau tinh thần của họ. Bác sĩ cần tạo được sự tin tưởng, cảm thông và chia sẻ với nỗi đau của người bệnh. Thầy thuốc chính là sự cứu tinh, niềm an ủi, hi vọng, không những cần có tay nghề cao cần cả tấm lòng bao dung đối với bệnh nhân. Không chỉ vậy bác sĩ cũng cần có khả năng quan sát, phán đoán tốt, nhạy bén với các trường hợp bệnh được gọi là “cảm tính nghề nghiệp” sẽ giúp nâng cao khả năng cứu chữa cho bệnh nhân. Khi bác sĩ phán đoán tốt sẽ có đến 30 % cơ hội chữa khỏi bệnh cho mọi người.
Bác sĩ cần có đôi bàn tay khéo léo
Sở hữu đôi bàn tay khéo léo vô cùng quan trọng đối với các bác sĩ sản phụ, ngoại khoa, răng hàm mạt… với các bác sĩ ngoại khoa đôi bàn tay chính là cả “gia tài” quý báu của họ. Bởi vì công việc của họ liên quan đến các bộ phận nhỏ nhất như máu li ti của cơ thể người buộc họ phải thuộc lòng những mối liên quan đến các thành phần giải phẫu. Sự khéo léo tỉ mỉ sẽ giúp bác sĩ hoàn thành các ca mổ tăng tỉ lệ thành công.
Bác sĩ cần chú trọng đến sức khoẻ
Nghề Y đòi hỏi yêu cầu cao, cường độ áp lực làm việc lớn, bác sĩ liên tục phải làm việc ngoài giờ nên họ cần đảm bảo sức khỏe của mình tốt nhất mới có thể hoàn thành công việc. Theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội hơn 1 năm chị Lan Anh chia sẻ: Với người bác sĩ luôn phải trực đêm nhiều thậm chí 24/24, thực hiện khám chữa bệnh cho nhiều người, thường xuyên đi công tác… nếu không tự chăm sóc bảo vệ cho sức khỏe của mình họ chính là bệnh nhân tiếp theo đấy.
Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn