Những lý luận Y học cổ truyền chọn lọc qua các thời kỳ
Từ xa xưa, khi y học hiện đại còn chưa phát triển thì Y học cổ truyền đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc và điều trị bệnh cho con người. Để có được sự phát triển như vậy thì không thể không kể đến sự hình thành của những lý luận Y học cổ truyền.
- Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng co thắt được cảnh báo sớm nhất
- Tuyệt chiêu đơn giản chữa bệnh viêm đại tràng co thắt bằng thuốc Đông Y
- Bệnh viêm đại tràng – Nguyên nhân và cách điều trị tận gốc
Những lý luận Y học cổ truyền được chọn lọc qua các thời kỳ mà con người không thể không biết đến bao gồm:
Lý luận về học thuyết Kinh Lạc
Học thuyết Kinh Lạc bắt nguồn từ tên gọi chung của lạch mạch và kinh mạch trong cơ thể con người.
Lý giải cụ thể hơn về điều này, các thầy thuốc Y học cổ truyền cho rằng: Kinh chính là đường thẳng, là bệ đỡ của hệ kinh lạc nằm sâu trong cơ thể mỗi người còn lạc chính là đường nằm ngang, có dạng lưới chia ra khắp mọi ngõ ngách trong cơ thể và ở nông.
Kinh lạc được phân chia đều ra toàn thân, là con được vận hành của âm dương, tân dịch, khí huyết giúp cho lục phủ, ngũ tạng, mạch, cân, xương, cơ nhục…kết thành một thể thống nhất.
Lý luận Y học cổ truyền về học thuyết Kinh Lạc được áp dụng nhiều để chữa các căn bệnh bằng phương pháp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp…Nhờ vào học thuyết Kinh lạc có thể chỉ đạo việc quy tác dụng của thuốc tương ứng với phủ, tạng hay bất kỳ đường kinh nào đó trong cơ thể.
Ví dụ: Nếu quy vào phế thì nên chữa bệnh ho, bệnh cảm mạo, sử dụng ma hoàng vào phế nên chữa bệnh ho hen, ma hoàng vào bàng quang thì có tác dụng lợi niệu.
Lý luận về Học thuyết Tạng phủ trong Y học cổ truyền
Lý luận Y học cổ truyền về Học thuyết Tạng phủ dựa vào định nghĩa Lục phủ, Ngũ tạng, cụ thể:
Lục phủ: Chính là các bộ phận nằm trên cơ thể và có nhiệm vụ tiêu hóa, thu nạp, hấp thụ và vận chuyển các chất và tiến hành bài tiết các chất dư thừa, chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Mỗi người đều có 6 phủ là: Vị, Đởm, Đại trường, Tiểu trường, Tam tiêu, Bàng quang.
Ngũ tạng: Chính là các bộ phận trên cơ thể có nhiệm vụ tàng trữ khí, tinh, thần, huyết, dịch, tân và chuyển hóa. Mỗi người đều có 5 trạng: Can, Phế, Tỳ, Tâm, Thận.
Mặc dù mỗi tạng, phủ đều có những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt khác nhau nhưng chung quy lại chúng đều có quan hệ với nhau theo quy luật vừa nương tựa, vừa đối lập với nhau để tạo thành một khối chung thống nhất về chức năng và cấu tạo.
Lý luận về học thuyết Thiên nhân hợp nhất
Ý nghĩa sâu sa của lý luận Y học cổ truyền Thiên nhân hợp nhất chính là: Con người và tất cả những hoàn cảnh tự nhiên, xã hội luôn có sự mâu thuẫn và thống nhất với nhau thông qua các quy luật chế ngự, thích nghi, cải tạo hoàn cảnh thiên nhiên và xã hội để sinh tồn và phát triển.
Lý luận về học thuyết này có thể ứng dụng để chỉ đạo các phương pháp phòng bệnh và tìm ra các nguyên nhân gây ra bệnh cũng như đề ra phương pháp chữa bệnh bằng thuốc nam, thuốc bắc hay các bài thuốc Đông y toàn diện và phù hợp với người bệnh.
Trên đây chính là một số lý luận Y học cổ truyền hay được lưu lại qua các thời kỳ và tạo nền móng cho sự phát triển của Y học cổ truyền xưa và nay. Đây là kho tàng y học vô cùng quý báu cần được lưu giữ, bảo tồn cẩn thận.
Hải Đường – Ytevietnam.edu.vn