Những ngộ nhận của các bà mẹ khi tiêm chủng cho con
Tiêm chủng là biện pháp tốt nhất cho trẻ để giúp trẻ tăng sức đề kháng nhờ vắc xin và chống lại, tiêu diệt các vi rút xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên mỗi loại vi rút lại có một vắc xin khác nhau, cũng có loại vắc xin chống lại được nhiều vi rút và chỉ tiêm một lần.
Những ngộ nhận của các bà mẹ khi tiêm chủng cho con
Hiện nay nhiều bà mẹ khi nhắc đến tiêm chủng cho trẻ em lại sợ tiêm nhiều quá sẽ ảnh hưởng về sau này đối với những đứa trẻ. Theo Bác sĩ Cao Hữu Nghĩa – Trưởng khoa Sinh học lâm sàng, Viện Pasteur TPHCM cho biết việc tiêm vắc xin là cực kì quan trọng và cần thiết đối với con trẻ. Các bác sĩ và cá nhà nghiên cứu, Tổ chức Y tế thế giới cũng đã khuyến cáo. Và các bậc phụ huynh cần hiểu đúng về vấn đề này, nhằm giúp tránh được các bệnh lây, truyền nhiễm nguy hiểm.
Sau nhiều năm làm việc cũng như tiếp xúc với các phụ huynh đưa con đi tiêm chủng, Bác sĩ Nghĩa chỉ ra những hiểu lầm khiến trẻ không được tiêm chủng hiệu quả như:
Không cần tiêm chủng ngừa những bệnh ít phổ biến
Các loại bệnh có thể ngừa được bằng vắc xin sẽ sớm quay lại, nếu như việc tiêm chủng không được thực hiện. Khi các bà mẹ chủ quan, không tiêm chủng cho trẻ em để ngừa bệnh khiến cho trẻ không đủ liều lượng quy định, nhiều bệnh truyền nhiễm được cho là ít nguy hiểm theo khái niệm của các bà mẹ sẽ quay lại như bại liệt, sởi…
Trẻ đã tiêm chủng không thể mắc bệnh
Trên thực tế có rất nhiều trường hợp trẻ được tiêm vắc xin nhưng vẫn mắc bệnh do không được tiêm nhác lại đầy đủ, bỏ tiêm hoặc bỏ giữa chừng, tiêm sớm hơn thời gian quy định… Cơ địa của trẻ quá yếu, không đáp ứng lại được các miễn dịch tiêm trong lúc đang mắc bệnh cấp tính như sốt cao, ho, nhiễm vi rút…) cũng có thể khiến trẻ dễ bị virut tấn công. Ngoài ra bác sĩ cũng cho biết cách bảo quản vắc xin chưa tốt chưa đúng cách cũng có thể khiến việc tiêm phòng không hiệu quả.
Không cần tiêm chủng các bệnh không gây tử vong.
Thủy đậu là một trong những bệnh được các bà mẹ bỏ qua nhiều nhất. Bác sĩ Nghĩa cho biết., thủy đậu không gây tử vong cao tuy nhiên vẫn cần được tiêm chủng cho trẻ khi bé được 12 tháng tuổi. Bệnh có thể khiến trẻ mắc các biến trứng nguy hiểm khó lường. Đối với trường hợp nhẹ, thủy đậu có thể gây nhiễm trùng da. Nếu nặng vi trùng có thể xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, trẻ có thể gặp một số biến chứng khác như viêm phổi, viêm não,..
Tiêm chủng cho trẻ em
Chỉ cần đáp miếng giải nhiệt là sẽ khỏi.
Nhiều bậc phụ huynh do thiếu kiến thức tự tìm tòi những phương pháp chữa bệnh sau khi trẻ bị sốt do phát vi rút là hoàn toàn không nên. Không nên chữa trị bằng những cách thiếu khoa học dẫn đến nhưng đáng tiếc xảy ra. Điều quan trọng nhất là cần đưa con trẻ hoặc nhờ sự tư vấn của các bác sĩ..Khi trẻ phản ứng sau khi tiêm chủng là chuyện hết sức bình thường cần báo ngay cho các bác sĩ để xử lý.
Trẻ mới tiêm chủng không được bú sữa mẹ
Quan niệm trẻ đã tiêm chủng thì có hệ miễn dịch tốt, nên không cần bú sữa mẹ là sai lầm. Sữa mẹ chứa hơn 50 chất yếu tố miễn dịch . Các nghiên cứu cho thấy trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu đời sẽ chống lại các bệnh tật cao. Vì vậy, ngoài việc tiêm vác xin đầy đủ và đúng lịch trình theo khuyến cáo, trẻ cần được bú sữa mẹ càng lâu càng tốt để tăng cường hệ miễn dịch.
Lam Hạ: Y tế Việt Nam