Những nguy hiểm khi dùng dầu gió cho trẻ em ít người biết
Các chuyên gia về y tế khuyến cao không dùng dầu gió cho trẻ em dưới 24 tháng. Với trẻ lớn hơn cũng chỉ nên dùng các loại dầu dành riêng cho trẻ em.
- Những điều nên tránh khi mang thai để con không bị tâm thần
- Mẹo vặt để mẹ tăng sức đề kháng cho bé lúc giao mùa
- Mách mẹ bí quyết để nhận biết trẻ thiếu canxi?
Tác dụng của dầu gió
Theo y học cổ truyền, dầu gió có vị cay, tính mát thường được dùng để giảm ho, hạ sốt, giảm đau nhức, kháng khuẩn, chống xung huyết….Trị các bệnh ngoài da như lạnh chân tay, vết côn trùng cắn…
Dầu gió được làm từ tinh dầu bạc hà cùng với một số tinh dầu từ khác bao gồm thiên niên kiện, hương nhu, quế, paraphin hoặc khuynh diệp, đinh hương.
Tác dụng của dầu gió rất nhiều, tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng sẽ mang lại tác dụng ngược đặc biết là với trẻ em.
Hạ nhiệt nhanh ở trẻ
Trong dầu gió có menthol có thể thể gây hại rất lớn cho trẻ. Chúng có tác dụng gây tê tại chỗ và cảm giác mát lạnh khi xoa vào da. Khi dùng nhiều dầu gió có tác dụng phụ làm tăng bài tiết mồ hôi nên dễ gây hạ nhiệt thân thể gây tác dụng ngược.
Hủy hoại niêm mạc đường tiêu hóa
Nếu các mẹ không cẩn thận, để con em uống phải chúng, nhất là loại có chứa dầu bạc hà có thể hủy hoại niêm mạc và đường tiêu hóa ở trẻ. Vì vậy rất nguy hiểm cho trẻ nên các y, bác sĩ khuyến cáo phải để xa tầm tay của trẻ.
Có thể gây ngộ độc
Trong dầu gió còn có chứa camphor, đây là một chất rất độc cho trẻ nhỏ nếu trẻ uống phải. Khi bị ngộ độc, chỉ trong vòng 5 – 90 phút trẻ sẽ bị bỏng miệng, hầu. Các biểu hiện sau đó như buồn nôn, co giât, suy hô hấp, hôn mê thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Gây ức chế tuần hoàn hô hấp
Nhiều người thường cho trẻ gửi dầu gió khi bị xắc xơi, sổ mỗi. Tuy các mẹ không biết rằng, hệ hô hấp của trẻ sẽ bị tổn thương khi hít dầu gió quá nhiều. Trong dầu gió có chứa eukalyptol và camphor, đây là một chất độc đối với trẻ.
Lượng camphor trong các dầu gió được phép chỉ khoảng 3-11%. Nhưng nếu lạm dụng, hấp thu nhiều cho cơ thể qua da trầy xước hay chỉ cần nuốt phải 1g hệ hô hấp sẽ bị tổn thương, thậm chí ngưng thở.
Các triệu chứng xuất hiện khi bị ngộ độc camphor sẽ xuất hiện chỉ từ 5 – 90 phút sau tiếp xúc.
Làm xung huyết da
Nếu không biết, các mẹ đem dầu gió để khoa lên vết thương hở cho trẻ, điều này rất nguy hiểm. Bởi trong dầu gió chứa chất methy salicylat, đây là chất gây xung huyết da. Tình trạng xung huyết khiến trẻ đau, lâu khỏi, thậm chí bị nhiễm trùng và lở loét.
Một số lưu ý khi sử dụng dầu gió cho trẻ
Các mẹ nên sử dụng các loại dầu chỉ dành riêng cho trẻ, cần đọc kỹ thật hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Các bác sĩ khuyên rằng, đối với trẻ dưới 24 tháng tuổi không dùng các loại có chứa tinh dầu bạc hà.
Mỗi lần sử dụng chỉ nên lấy một lượng thích hợp bằng cách cho một ít ra bàn tay xao lên những vết côn trùng cắn hay đau nhức thay bằng việc đổ dầu gió trực tiếp lên vùng da nhạy cảm của trẻ. Không dùng nên dùng dầu gió cho quá nhiều lần trong một ngày (không duàng quá 3 – 4 lần/ ngày).
Có bị sao cũng không nên cho trẻ ngửi, dù chỉ một ít. Không thoa vào vết thương hở, niêm mạc, nếu đau bụng thì cần bôi quanh rốn, đau đầu thoa vào thái dương. Không bôi dầu gió khi trẻ bị ốm và táo bón… vì có thể khiến cơ thể hạ nhiệt ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ.
Thanh Hiên: Ytevietnam.edu.vn