Những tác dụng chữa bệnh của cây bông mã đề

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Mã đề là loại cây cỏ, cao độ 10-20cm, sống lâu năm mọc ở khắp nước ta, trong Đông Y, cây mã đề được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.

Những tác dụng chữa bệnh của cây bông mã đề

Những tác dụng chữa bệnh của cây bông mã đề

Cây bông mã đề thuộc ngành Ngọc lan (hạt kín), Lớp Ngọc Lan (Magnoliidae), Phân lớp Bạc Hà Lamidae), Bộ Hoa mõm chó (Scrophulariales) Họ Mã đề (Plantaginaceae). Mã đề (có tên khoa học là Plantago major L.), có tên gọi khác là Xa tiền.

Theo Dược học cổ truyền, mã đề là loại cây cỏ, cao độ 10-20cm, sống lâu năm mọc ở khắp nước ta. Mã đề có thân ngắn, lá mọc ở gốc theo hình hoa nhiều tập hợp thành bông dày đặc thành đầu trên 1 cán từ gốc. Phiến lá hình thìa hoặc hình trứng, gân chạy dọc theo sống lá, cuống lá dài và to. Hoa Mã đề mọc thành bông có cán dài, thẳng đứng, nhị 4, đính trên ống tràng, có 4 lá đài dính nhau. Bộ nhụy 2 lá noãn tạo thành bầu trên, 2 ô mỗi ô 1 đến nhiều noãn. Quả mã đề là quả nang, dạng hộp, thường mở chứa 8-13 hạt màu nâu đen bóng.

Thành phần hoá học trong cây có chứa glucosid. Lá mã đề có chất nhầy, đắng, chứa caroten, các sinh tố C, K, T và acid citric.

Về dược tính, lá mã đề có vị nhạt, tính mát. Hạt có vị ngọt nhạt, nhớt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, lợi phế, tiêu thũng, thông tiểu tiện.

Công dụng chữa bệnh của cây mã đề:

Theo Đông Y, Mã đề được dùng chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, viêm thận và bàng quang, bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu hoặc ra sỏi, phù thũng, đau mắt sưng đỏ, tiêu chảy, lỵ, chảy máu cam, ra nhiều mồ hôi…

Các bộ phận dùng làm thuốc của mã đề: Hạt Mã đề phơi hay sấy khô; toàn cây Mã đề bỏ rễ phơi hay sấy khô; lá Mã đề dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Cây mã đề có nhiều công dụng chữa bệnh

Cây mã đề có nhiều công dụng chữa bệnh

Các bài thuốc đơn giản từ cây Mã đề.

Bác sĩ Minh Huệ, giảng viên Cao đẳng Dược văn bằng 2 – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, cây mã đề được dùng như một vị thuốc đông y có nhiều công dụng chữa bệnh như:

1- Chữa đi tiểu ra máu: 12g lá mã đề, 12g ích mẫu, giã nát, vắt nước cốt uống.

2- Chữa viêm cầu thận cấp tính: Mã đề 16g, thạch cao 20g; ma hoàng, bạch truật, đại táo mỗi thứ 12g, mộc thông 8g; gừng, cam thảo, quế chi mỗi thứ 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

3- Chữa viêm cầu thận mãn tính, bàng quang mạn tính: Mã đề 16g, hoàng bá, hoàng liên, phục linh, rễ cỏ tranh mỗi thứ 12g, trư linh, mộc thông, hoạt thạch, bán hạ chế mỗi thứ 8g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

4- Chữa sỏi đường tiết niệu: 20g mã đề, 30g kim tiền thảo, 20g rễ có tranh. Sắc uống ngày 1 thang hoặc hãm uống như chè nhiều lần trong ngày.

5- Làm lợi tiểu: 10g hạt mã đề, 2g cam thảo, 600ml nước, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

6- Chữa ho, tiêu đờm: Mã đề 10 g, cam thảo 5 g, cát cánh 12 g, tất cả đổ ngập nước, đun sôi 30 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.

7- Chữa rụng tóc: Dùng lá mã đề rửa sạch phơi khô đốt thành than, trộn với dấm ngâm trong 7 ngay, bôi lên chỗ bị rụng tóc.

8- Chữa bệnh lỵ: Mã đề tươi, rau sam tươi mỗi thứ 30g, rửa sạch và đun nước uống hàng ngày.

Cây mã đề có nhiều công dụng, được dùng chủ yếu là chế biến lấy nước uống hàng ngày. Tuy nhiên các chuyên gia nghiên cứu về loại cây này khuyến cáo rằng: Những người bị đi tiểu nhiều, trẻ em thường xuyên đái dầm không nên dùng nước mã đề vì nó kích thích bàng quang càng đi tiểu nhiều hơn. Đồng thời, phụ nữ mới mang thai 3 tháng cũng không nên dùng nước mã đề uống, vì tính hàn có thể làm tới sảy thai.

Theo các chuyên gia thì, khi dùng nước cây mã đề làm nước uống, chỉ nên dùng với liều lượng cho mỗi ngày ít (từ 1-2 ly nhỏ), khoảng 150 -200ml mỗi ngày, dùng mỗi đợt từ 4-5 ngày, cần tránh dùng các loại chất kích thích như cà phê, rượu, bia, gia vị nóng khi uống loại nước này.

Nguồn: Ytevietnam.edu.vn.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới